Người làm báo góp phần nhân rộng nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 4:05:23 PM

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành phong trào lan tỏa mạnh mẽ nhiều năm qua ở nhiều cơ quan báo chí. Và cũng nhờ sự tích cực, chủ động trong tuyên truyền của các cơ quan báo chí đã góp phần thúc đẩy việc học tập và làm theo Bác trong đời sống.

Chương trình
Chương trình "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Nhân rộng những điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong học tập và làm theo Bác" của Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng được duy trì thường xuyên. Ảnh: NVCC

Trong thành công chung thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, không thể thiếu sự đồng hành của báo chí. Báo chí góp phần phát hiện, tuyên truyền nhân rộng nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó ngày càng lan tỏa hơn những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

nguoi lam bao gop phan nhan rong nhieu tam guong dien hinh trong hoc tap va lam theo bac hinh 1

Người làm báo góp phần nhân rộng nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác. Ảnh minh họa

Tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng, nhiều năm qua, thông qua các chương trình, bản tin thời sự hàng ngày, đặc biệt là chuyên mục "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” duy trì phát sóng các chương trình về đề tài này, tập trung tuyên truyền hàng trăm tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05.

Đó là những tấm gương bác sĩ, công an, cựu chiến binh... tạm gác lại việc riêng, thầm lặng suốt 2 năm căng mình nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19; những cán bộ tổ dân phố "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động nhân dân hiến đất chỉnh trang đô thị, hiến đất làm đường; hay những sáng kiến trong công nhân lao động, thực hành tiết kiệm, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng... Qua các phóng sự đó, khán giả thấy được câu chuyện học Bác không ở đâu xa, mà ngay trong những công việc cụ thể, hành động thiết thực, giản dị hàng ngày.

Nhà báo Hoàng Thanh Giang - Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng chia sẻ: Lâu nay, chúng ta vẫn cho rằng "Viết khen thì dễ, viết chê mới khó”. Điều này không sai. Nhưng viết "khen để mà hay” thì quả thực không dễ. Một tấm gương tiêu biểu, nhưng xem xong, khán giả không cảm nhận được cái hay, cái tốt ở đâu, không có được sự đồng cảm thì là một tác phẩm báo chí thất bại. Vì thế, viết về đề tài học Bác, làm theo Bác, trước hết phải hiểu "tư tưởng, đạo đức, phong cách” của Người là gì, từ đó mới soi chiếu vào thực tiễn cuộc sống, tìm tòi, phát hiện những nhân tố điển hình để tuyên truyền đúng và trúng.

Tuy nhiên, giống như nhiều nhà báo phóng viên gặp phải, trong quá trình tác nghiệp cũng như tổ chức sản xuất chương trình dễ gặp phải khó khăn trong quá trình triển khai, tìm kiếm đề tài. Nguyên nhân là do phóng viên còn ngại đọc, ngại tìm hiểu về "tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nên nhiều tác phẩm báo chí thực hiện còn hời hợt, chung chung, chỉ gọi tên được cuộc vận động mà chưa làm sâu sắc thêm các quan điểm, luận cứ, luận chứng.

Thực tế cho thấy, quá trình tìm kiếm đề tài, phóng viên thường lựa chọn các cá nhân, tập thể đã được biểu dương khen thưởng trong thực hiện Chỉ thị 05, mà chưa có nhiều tìm tòi, phát hiện các nhân tố mới từ thực tiễn. Việc tuyên truyền tập trung về số lượng, chưa có nhiều tác phẩm chất lượng, tấm gương thực sự xuất sắc, có sức lan tỏa, chạm đến trái tim người xem.

Nhà báo Hoàng Thanh Giang cho rằng: "Để công tác này phát huy được mỗi cơ quan báo chí cần ưu tiên dành thời lượng tuyên truyền cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong các bản tin, chương trình thời sự hàng ngày. Thực tế hiện nay, khi mạng xã hội bùng nổ, thông tin về mặt trái xã hội tràn lan trên các diễn đàn. Với vai trò định hướng dư luận, Báo chí có "chống” nhưng cần có "xây”. Bên cạnh đấu tranh với tiêu cực, báo chí rất cần lan tỏa những điều tốt đẹp, tử tế. Do vậy, tuyên truyền tốt cuộc vận động nêu trên chính là góp phần xây dựng nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội, hướng xã hội đến những điều tốt đẹp”.

Viết về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh khó nhất là việc tìm phát hiện đề tài, bởi có được đề tài thì mới có thể viết được và có cảm xúc. Điều khó hơn nữa là cách chuyển tải nội dung thông tin tuyên truyền về gương người tốt việc tốt, mô hình mới, cách làm hay sao cho "mềm hoá" nội dung chính trị và số liệu minh chứng.

Vấn đề người làm báo hay phải đối mặt là phần lớn việc học tập và làm theo gương Bác ở các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện gần giống nhau nên viết rất dễ bị trùng lặp, điều này làm hạn chế về đề tài, cách thể hiện mới trong tác phẩm báo chí. Người viết gặp khó khăn trong việc thể hiện nội dung bài viết khô khan, dễ sai sót nhầm lẫn về quan điểm chính trị.

nguoi lam bao gop phan nhan rong nhieu tam guong dien hinh trong hoc tap va lam theo bac hinh 3

Nhà báo Dương Út nhận giải Nhất Cuộc thi "Những tấm gương bình dị mà cao quý”. Ảnh: NVCC

Nhà báo Dương Út (Báo Đồng Tháp) người đã gắn bó nhiều năm với đề tài học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua. Theo anh, để tác phẩm báo chí viết về đề tài này hấp dẫn độc giả, người viết phải thâm nhập thực tế, bám sát cơ sở để có nhiều chất liệu sinh động cho tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống.

"Người viết không nên bám vào văn bản báo cáo, báo cáo tham luận để "xào" thành bài viết dễ gây nhàm chán cho người đọc. Mảng nội dung học tập và làm theo gương Bác thuộc lĩnh vực chính trị, viết rất khô khan, nên trong tác phẩm báo chí, người viết phải cụ thể vấn đề, gắn với người thật, việc thật để công chúng cảm nhận và nhận thức được việc làm theo gương Bác” - Nhà báo Dương Út thông tin thêm.

Có thể nói, người làm báo sẽ không bao giờ thiếu những đề tài hay, mới, hấp dẫn xung quanh chủ đề về "Học Bác làm theo Bác”, bởi đó không phải là những điều xa xôi mà rất gần gũi, thiết thực xung quanh chúng ta. Điều còn lại chỉ là góc nhìn, kiên trì tìm kiếm, ngòi bút sắc sảo và đặc biệt là cảm nhận từ trái tim của mỗi nhà báo.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đây là xu hướng và yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục