Nhà báo, thương binh Lê Đức Tuấn với một thời làm báo trong lửa đạn Tây Nguyên

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/7/2022 | 3:21:44 PM

Giống như nhiều nhà báo chiến trường khác, nhà báo Lê Đức Tuấn, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân đã có những năm tháng tác nghiệp trong bom đạn ác liệt. Những kỉ niệm về một thời gian nan ấy được ông nhắc nhớ với một niềm tự hào trong những ngày tháng 7 lịch sử này.

Công nhân vận hành máy in đạp bằng chân trong nhà hầm. (Tranh của nhà báo Lê Đức Tuấn)
Công nhân vận hành máy in đạp bằng chân trong nhà hầm. (Tranh của nhà báo Lê Đức Tuấn)

Vừa là phóng viên, là họa sĩ, là thư ký tòa soạn...

Năm 1966 khi Bác Hồ ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước, thế hệ thanh niên ở Hà Nội như nhà báo Lê Đức Tuấn hào hứng viết đơn tình nguyện lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Tháng 3/1967, ông nhập ngũ rồi vào chiến trường Tây Nguyên. Mảnh đất Tây Nguyên rộng lớn, nhưng cũng chịu vô số bom đạn, đi đến đâu cũng có tiếng súng, tiếng đạn pháo. Bản thân ông cũng từng bị thương trong trận đánh ở trận địa Đăk Tô - Tân Cảnh tỉnh Kon Tum. Và sau thời gian chiến đấu ở các chiến trường, đến năm 1970 nhà báo - thương binh Lê Đức Tuấn nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân Dân bắt đầu đến với nghề báo.

 
nha bao thuong binh le duc tuan voi mot thoi lam bao trong lua dan tay nguyen hinh 1

Báo Tây Nguyên số Tết Quý Sửu 1973. (Tranh của nhà báo Lê Đức Tuấn)

Vốn là sinh viên đại học chuyên ngành về hội họa, nên làm báo ở chiến trường, ông vừa chiến đấu vừa đảm nhận vai trò tổ chức thiết kế, vẽ bìa báo, ảnh và sản xuất tin, bài trong các ấn phẩm của báo Tây Nguyên. Đó là những tác phẩm miêu tả chân thực về cuộc chiến đấu kiên cường của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Tây Nguyên. 

Thời điểm đó, ấn phẩm báo Tây Nguyên được nhiều người biết đến, đó là tiếng nói của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên, mỗi một số báo được phát hành người ta thấy được nghị lực của người làm báo chiến trường.

Chia sẻ với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, nhà báo, thương binh Lê Đức Tuấn cho biết: "Tôi vốn học làm họa sỹ khi còn là sinh viên nên làm ở báo Tây Nguyên đã phát huy được, vào chiến trường đi đến đâu cũng nhìn thấy cái đẹp, cũng rung cảm xúc động. Chính vì thế, tôi muốn ghi lại, vẽ lại để tạo ra sản phẩm báo chí ngay trong chiến trường đồng thời cũng vừa làm tư liệu cho mình sau này".

Theo nhà báo Lê Đức Tuấn, thời kỳ chiến tranh ác liệt, tiếng bom đạm ở khắp nơi và giữa chiến trường ác liệt ấy, tòa soạn báo Tây Nguyên được xây dựng dưới hầm trong rừng. Cả tòa soạn và nhà in đều khá ít người, báo ra một tháng hai số nhưng hầu như ai cũng phải vừa là phóng viên, vừa là họa sĩ, lại vừa là thư ký tòa soạn...

Việc sản xuất một ấn phẩm báo chí thời điểm đó hoàn toàn thủ công, cán bộ làm công tác in ấn vận hành máy in phải đạp bằng chân và chỉ in từng mặt báo một. Họa sĩ sau khi vẽ xong chuyển tranh cho thợ khắc gỗ khắc theo bản vẽ, sau đó sẽ xếp cùng trang chữ để in. Thường thường, báo ra định kỳ nhưng khi có sự kiện quan trọng cần tuyên truyền, thông tin sớm, báo lại được làm khẩn trương hơn, hai đến ba ngày phải ra một số. Cả tòa soạn nhiều khi phải thức đêm làm dưới ánh đèn để cho kịp tiến độ.

Lạc quan tin tưởng vào ngày chiến thắng

Nhà báo Lê Đức Tuấn nhớ lại: "Ngày đó thiếu thốn đủ đường, đơn giản như giấy để in cũng không có, phải tận dụng từng mẩu giấy cũ, thời gian làm báo cũng tận dụng từng chút một. Để sáng tác một bức ảnh nói về gương điển hình tiên tiến hay một trận đánh của quân và dân ta cũng cần có ý tưởng, vẽ đi vẽ lại nhiều lần để làm sao chất lượng hình ảnh sinh động nhất và gần gũi để độc giả cảm thấy thích thú".

Sau khi in ấn xong việc phát hành cũng rất đặc biệt, tòa soạn sẽ đánh điện xuống các đơn vị đang trực chiến ở các chiến trường cử người qua nhận về. "Mỗi một tờ báo đến với chiến sỹ đều được trân trọng, được mọi người mong đợi, chờ đón, đó niềm vui là món ăn tinh thần đặc biệt đối với những người cầm bút chúng tôi. Những người chiến sỹ như thấy mình trong mỗi bức ảnh, mỗi bài viết và họ sẽ cất kỹ trong ba lô như một kỷ niệm quý giá” - nhà báo Lê Đức Tuấn tâm sự thêm.

nha bao thuong binh le duc tuan voi mot thoi lam bao trong lua dan tay nguyen hinh 3

Nhà báo Lê Đức Tuấn - nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân Dân.

Có thể nói rằng, từ câu chuyện của nhà báo Lê Đức Tuấn, thế hệ chúng tôi ngày hôm nay càng biết ơn các thương binh, liệt sỹ làm báo, những người đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của nền báo chí Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng trong muôn vàn khó khăn đó, lý tưởng của người chiến sỹ làm báo vẫn luôn lạc quan tin tưởng vào ngày chiến thắng. Những người chiến sỹ trẻ cầm bút ngày ấy vẫn kiên định cho lý tưởng cao đẹp, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Chính lý tưởng đó đã giúp họ không e ngại trong bất cứ nhiệm vụ gì, không sợ hãi trước bom đạn của kẻ thù. Và cứ thế, hàng trăm bức ảnh, bài báo vẫn cứ ra đời, mỗi tác phẩm đó thể hiện tinh thần lạc quan của sức trẻ, nhiệt huyết của người lính bộ đội cụ Hồ, để thế hệ người làm báo hôm nay càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của báo chí cách mạng Việt Nam.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đây là xu hướng và yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục