Chương trình "Mai Vàng nhân ái" Báo Người Lao Động đến với nhà báo lão thành Phan Quang

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2022 | 8:58:09 AM

Ngày 11/8, tại Hà Nội, Chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm nhà báo lão thành Phan Quang.

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân thăm, trao quà của chương trình
Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân thăm, trao quà của chương trình "Mai Vàng nhân ái" cho nhà báo lão thành Phan Quang. Ảnh: Hữu Hưng

Tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, đã trao tiền hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái" gồm 10 triệu đồng và quà lưu niệm đến nhà báo Phan Quang, nhà báo lão thành có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp báo chí cách mạng.

Gửi lời thăm hỏi đến nhà báo Phan Quang, ông Tô Đình Tuân mong muốn nhà báo tiếp tục có những nghiên cứu, đóng góp cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, trong đó có Báo Người Lao Động.

Nhà báo Phan Quang cảm ơn Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã quan tâm, chăm lo đến các văn nghệ sĩ, trí thức thông qua chương trình "Mai Vàng nhân ái". Ông đánh giá cao những nỗ lực, sự phát triển vượt bậc của tờ báo trong những năm qua, đặc biệt Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" đã tạo tiếng vang lớn bởi việc làm vô cùng ý nghĩa với ngư dân, với nhân dân và đất nước, đã khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần bảo vệ chủ quyền.

Nhà báo Phan Quang, tên thật là Phan Quang Diêu, sinh năm 1928 tại Quảng Trị. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Thông tin, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí tuyên huấn Trung ương, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam (khóa V), nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (khóa VI)...

Nhà báo Phan Quang có những đóng góp to lớn của đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, cũng như đối với Hội Nhà báo Việt Nam nói riêng; là một trong những nhà báo tiêu biểu trong lịch sử hơn 70 năm xây dựng và phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam.

Đối với các thế hệ nhà báo Việt Nam, nhà báo Phan Quang thực sự là một tấm gương điển hình, có tầm ảnh hưởng và lan tỏa nhiều giá trị nghề nghiệp, cần tuyên truyền, học tập, tri ân.

Không chỉ xuất sắc với vai trò nhà báo, ông còn là nhà văn, nhà văn hóa, dịch giả nổi tiếng. Gia tài đồ sộ của nhà báo Phan Quang là hàng ngàn bài báo và hơn 50 tác phẩm văn học đã xuất bản. Nhà báo Phan Quang còn là một dịch giả. Về dịch, ông đã cho in hàng chục tập lần lượt ra mắt bạn đọc từ khi mới về Hà Nội như: "Hoa lạ" (1957), rồi "Hội chợ bán người", "Những ngôi sao ban ngày", "Trở lại với đời", "Sử thi huyền thoại Đông Tây", "Nghìn lẻ một ngày", "Trà thư", "Chuyện rừng châu Phi"... đặc biệt tác phẩm "Nghìn lẻ một đêm" dịch từ tiếng Pháp được xuất bản hơn 40 lần, gắn bó với nhiều thế hệ...

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG có ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài THVN và ông Thận Hải Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Lê Tâm

Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ảnh minh hoạ.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự