Chú trọng hỗ trợ báo chí phát triển đúng hướng khi thực hiện giai đoạn 2 của Quy hoạch báo chí

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2022 | 10:44:29 AM

Chiều 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thực hiện nhiệm vụ năm 2022, dự kiến kế hoạch công tác năm 2023; việc phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Nguyễn Phương
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Nguyễn Phương

Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 8 tháng năm 2022, thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Cục Báo chí tham mưu cho Bộ Thông tin và Truyền thông có Báo cáo số 57/BC-BTTTT ngày 30/3/2022 báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung; trong đó đã nêu ra 27 nội dung, nhóm nội dung có quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ: Giao Bộ Thông tin và Truyền thông lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí, hoàn thành hồ sơ trong năm 2023.

Về triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, việc sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch đã cơ bản hoàn thành đối với các cơ quan báo chí tại 29/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức Hội ở Trung ương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương và 72 cơ quan báo nói, báo hình.

Hệ thống báo chí có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu, cách thức thông tin, thể hiện sự phân vai rõ hơn giữa báo và tạp chí. Bộ cũng đã cấp lại giấy phép hoạt động của hàng chục cơ quan báo và tạp chí, qua đó làm rõ thêm các khái niệm, nội hàm và nêu rõ nghĩa vụ của cơ quan báo chí trong việc thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép...

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn 1 về sắp xếp, quy hoạch cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tập trung thực hiện giai đoạn 2 của Quy hoạch, trong đó sẽ chú trọng đến những giải pháp hỗ trợ báo chí phát triển đúng hướng: Giải quyết căn cơ câu chuyện kinh tế báo chí và chuyển đổi số báo chí, tập trung cho các đề án xây dựng hệ thống các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia, củng cố phát triển hệ thống các cơ quan báo chí có ảnh hưởng lớn trong xã hội, có chính sách hỗ trợ và nâng cao thứ hạng, uy tín của các tạp chí khoa học, đồng thời giải quyết triệt để các vấn đề nhức nhối, tồn tại kéo dài nhiều năm trong hoạt động báo chí.

chu trong ho tro bao chi phat trien dung huong khi thuc hien giai doan 2 cua quy hoach bao chi hinh 2

Nhiều nội dung được Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đặt ra. Ảnh: Nguyễn Phương

Dự kiến năm 2023, Bộ tăng cường chỉ đạo để các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí tuân thủ và thực hiện nghiệm Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, chú trọng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí...

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá, năm 2022, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được Bộ quan tâm và đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn đặt ra thì công tác xây dựng thể chế phải được đẩy mạnh hơn nữa thời gian tới, nhất là việc sửa đổi một số điều của Luật Báo chí.

Về kế hoạch công tác năm 2023, Thường trực Ủy ban kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý báo chí, chú trọng đến những giải pháp hỗ trợ báo chí phát triển đúng hướng khi thực hiện giai đoạn 2 của Quy hoạch báo chí, bảo đảm Nhà nước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đặt hàng đúng loại hình, sản phẩm thông tin thiết yếu, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của các dịch vụ, sản phẩm thông tin, truyền thông khác trước sự phát triển của các nền tảng thông tin số xuyên biên giới.

 Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đây là xu hướng và yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục