Báo chí và vai trò tiên phong trong tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Cập nhật: Thứ hai, 10/10/2022 | 1:50:23 PM
Báo chí luôn là lực lượng xung kích, tích cực tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, để hoạt động tuyên truyền được hiệu quả, có chiều sâu, mỗi người làm báo cần có nhiệt huyết, kiến thức để mỗi tác phẩm đều có sự hút bạn đọc.
|
Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo và chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong suốt trong những năm qua, công tác tuyên truyền về biển đảo Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả chiều rộng và chiều sâu.
Nội dung, hình thức và các biện pháp tuyên truyền được quan tâm đổi mới, bám sát thực tiễn. Bên cạnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền quốc gia, công tác tuyên truyền của báo chí đã phản ánh đậm nét nhiệm vụ phát triển kinh tế biển.
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở mọi miền tổ quốc đã thực hiện các chuyến công tác vùng hải đảo, bám biển cùng ngư dân để có những tin bài nóng hổi, phản ánh sự hiện diện của người dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Chính điều này đã thể hiện biển, đảo là một bộ phận không thể tách rời trong toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Có thể khẳng định đi đầu trong nhiệm vụ này, báo chí đã chuyển tải được tinh thần, chủ trương xử lý vấn đề biển Đông của Đảng, Nhà nước ta đến với các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội. Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Nhà báo Mai Vũ Tuấn - Giám đốc Trung tâm truyền thông Quảng Ninh cho biết: Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền về biên giới, biển đảo được Trung tâm triển khai đồng bộ, kịp thời trên tất cả các hạ tầng truyền thông gồm: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, cổng thông tin điện tử và các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, trên các nền tảng báo chí của trung tâm, ngoài các bản tin thời sự hằng ngày, Trung tâm còn có các chuyên mục, chuyên đề định kỳ như: Kinh tế biển, Hướng về biển đảo quê hương...
"Tuy nhiên, để tiếp tục tạo được hiệu quả trong công tác tuyên truyền về biển đảo, đối với đội ngũ phóng viên chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về biển đảo cần phải được thường xuyên phổ biến kiến thức về cơ sở pháp lý, am hiểu về biển đảo, sử dụng các thuật ngữ phải chính xác. Có sức khỏe, phản ứng nhanh nhạy, đưa ra những tham mưu chính xác để tuyên truyền thực sự mang lại hiệu quả” - nhà báo Mai Vũ Tuấn nhấn mạnh.
Là người có nhiều tuyến bài về bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhà báo Hoàng Trường Giang - báo Quân đội nhân dân cho rằng: Có thể thấy với phóng viên báo chí hiện nay, việc tìm được đề tài mới, hấp dẫn đối với biển đảo không dễ. Vì thế, ngoài tâm huyết, có niềm đam mê với biển đảo, các nhà báo đôi khi phải sáng tạo, để mỗi câu chuyện về biển đảo thật sự mang lại sự mới mẻ, hấp dẫn, xúc động, để lắng đọng, có chiều sâu, tránh việc tuyên truyền đi vào lối mòn.
Theo nhà báo Hoàng Trường Giang, mỗi cơ quan báo chí cần tăng cường tuyên truyền về những chính sách của Đảng, Nhà nước chăm lo cho hậu phương cán bộ, chiến sĩ công tác nơi biển đảo. Khích lệ, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, các lực lượng bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; khuyến khích nhân dân định cư ổn định lâu dài trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyền bồi đắp tình yêu, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại khu vực phía Nam, trong nhiều năm qua báo Người Lao Động đã triển khai và duy trì Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”. Chương trình là một nỗ lực rất đáng tự hào của báo Người Lao Động, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của ngư dân nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Nhà báo Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Sự kiện và Phát triển thương hiệu - Báo Người Lao Động cho rằng: "Chúng ta đều biết, tình hình tranh chấp chủ quyền, biển đảo ở Biển Đông hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Song, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, ngư dân vẫn kiên cường bám biển, mưu sinh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, là những "cột mốc sống” trên biển. Đã có hơn 1.260.000 lá cờ tổ quốc và món quà có ý nghĩa cho ngư dân hầu hết các tỉnh có biển và người dân trên cả nước nói chung”.
Có thể khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn nào biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển, đảo không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy mỗi cơ quan báo chí, mỗi phóng viên cần phải tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo. Việc thông tin về biển, đảo Việt Nam nhanh chóng, kịp thời, nội dung ngày càng đa dạng, thuyết phục, phù hợp với từng đối tượng… tất cả sẽ góp phần khẳng định báo chí luôn giữ vai trò tiên phong trong tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
Các tin khác
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đây là xu hướng và yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp.
Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.
Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.