Diễn đàn Tổng Biên tập 2022: Hứa hẹn những giải pháp đột phá, tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/11/2022 | 4:55:17 PM

Các đại biểu sẽ cùng nhau đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí hiện nay, đồng thời đưa ra những sáng kiến và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của một tòa soạn trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.

Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2020. Ảnh minh họa
Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2020. Ảnh minh họa

Sau hơn một năm tạm hoãn tổ chức vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Diễn đàn Tổng Biên tập 2022 đã trở lại, chủ đề được lựa chọn lần này là: "Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam: Xu thế tất yếu hay trào lưu nhất thời?” sẽ diễn ra chiều ngày 4/11 tại Thanh Hóa. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Gala Báo chí 2022 do Hội Nhà báo Việt Nam giao Báo Nhà báo & Công luận tổ chức.

Không chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, Diễn đàn lần này là cơ hội để các nhà quản lý báo chí, các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan báo chí cùng thảo luận làm rõ những vấn đề mang tính tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số.

Diễn đàn sẽ có 3 nội dung chính gồm: thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam; Chuyển đổi số là "cuộc chơi” dành cho những cơ quan báo chí "nhà giàu”; Đưa ra những kiến nghị, giải pháp, tầm nhìn đến năm 2025 gắn với Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia mà Chính phủ đã phê duyệt.

Trong đó các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, đánh giá chuyển đổi số có thực sự là xu thế tất yếu, chìa khóa phát triển, là con đường bắt buộc mà báo chí Việt Nam phải đi để đảm bảo sự sống còn?

Việc chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam đã, đang diễn ra như thế nào, trên những bình diện gì. Chuyển đổi số có là câu chuyện phù hợp với số đông các cơ quan báo chí hay chỉ dành cho các cơ quan báo chí có tiềm lực tài chính mạnh? 

Có mô hình chuyển đổi số nào phù hợp cho phần đa số các cơ quan báo chí tại Việt Nam hay không hay mỗi cơ quan báo chí phải tự xây dựng cho mình một mô hình chuyển đổi số riêng, phù hợp với đặc điểm, năng lực của từng tòa soạn?

Việc chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí nên bắt đầu từ đâu, từ bộ phận sản xuất nội dung hay công tác bạn đọc, hành chính quản trị? Một chu trình sản xuất thông tin theo hướng chuyển đổi số thì phải triển khai theo cách thức nào?

Các cơ quan chức năng như Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phải có vai trò như thế nào trong công cuộc chuyển đổi số tại các tòa soạn?

Để quá trình chuyển đổi số diễn ra hiệu quả hơn, các tòa soạn liệu có cần những cái bắt tay liên kết? Nếu có sẽ là liên kết theo hình thức nào? Sự ra đời của một thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số giữa các tòa soạn với nhau có là điều cần thiết... tất cả sẽ được trao đổi thảo luận, làm rõ tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2022. 

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đây là xu hướng và yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục