Nâng cao hiệu quả truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/11/2022 | 1:15:14 PM

Chiều 15/11, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức hội thảo "Tăng cường truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài".

Các đại biểu dự hội thảo
Các đại biểu dự hội thảo "Tăng cường truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài". Ảnh: Thanh Hà

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá quá trình tuyên truyền chính sách, pháp luật cho kiều bào đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ triển khai có hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật liên quan.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến về dự thảo các chính sách pháp luật chủ yếu vẫn còn tập trung vào cộng đồng bà con biết tiếng Việt. Đây là một rào cản khi tiếp cận chính sách do không phải cá nhân nào cũng biết tiếng Việt.

Hiện nay, đội ngũ tuyên truyền viên tham gia phổ biến dự thảo chính sách, pháp luật luật đa số là cán bộ kiêm nhiệm nên kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông đại chúng trong công tác tuyên truyền cũng còn chưa sâu rộng, hiệu quả.

Với vai trò là cơ quan truyền thông đối ngoại chủ lực quốc gia, bà Cao Thị Mai Phượng, Tổng biên tập Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết hiện nay Thông tấn xã Việt Nam có 63 cơ quan thường trú trong nước và 30 cơ quan thường trú tại 28 quốc gia trên thế giới. Trong số đó, có 8 đơn vị thực hiện chức năng thông tin đối ngoại với nhiều loại hình thông tin như báo in, báo điện tử, báo ảnh...sử dụng 11 ngữ khác nhau.

Thông tấn xã Việt Nam cũng đang hợp tác với hơn 40 cơ quan báo chí, hãng thông tấn đối tác trên thế giới đồng thời cung cấp trực tiếp đến công chúng trong nước và quốc tế. Đây là thế mạnh và ưu điểm vượt trội để thực hiện công tác truyền thông chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài trên khắp nơi trên thế giới.

Theo bà Cao Thị Mai Phượng đánh giá truyền thông dự thảo chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài có những đặc thù về đối tượng, địa bàn, ngôn ngữ… do đó cần lựa chọn loại hình thông tin phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, tăng cường các hình thức trao đổi, thảo luận để tăng tính tương tác tạo thuận lợi cho việc thu hút ý kiến đóng góp cho người Việt Nam ở nước ngoài đối với các dự thảo chính sách. Trong thời gian tới, Thông tấn xã Việt Nam sẽ chú trọng sản xuất các sản phẩm thông tin đa phương tiện theo xu hướng báo chí mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ số.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, để tăng cường truyền thông về dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài sẽ cần sự tham gia của 3 bên: Cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách pháp luật, cơ quan quản lý về thông tin đối ngoại và báo chí.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG có ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài THVN và ông Thận Hải Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Lê Tâm

Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ảnh minh hoạ.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự