Đài Truyền hình TPHCM thử nghiệm sử dụng ChatGPT viết kịch bản phóng sự truyền hình
- Cập nhật: Thứ ba, 14/2/2023 | 2:40:10 PM
Một phóng sự truyền hình được viết bằng ứng dụng ChatGPT vừa được phát sóng trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV). Đây là phóng sự đầu tiên tại Việt Nam do AI viết, thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ thông minh nhân tạo.
![]() |
ChatGPT viết kịch bản phóng sự cho HTV. Ảnh chụp màn hình
|
Phóng sự "Xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo tại Việt Nam” trong chương trình Cuộc sống tương lai Cafetek của HTV9 phát sóng mới đây do chính ChatGPT viết. Chỉ trong vòng 8 phút, ChatGPT có thể đề xuất được 5 phần chính trong kịch bản và tự viết được hơn 500 chữ cho mỗi phần.
Ngoài ra, ứng dụng này còn đề xuất thêm những chuyên gia tại Việt Nam để phỏng vấn, bổ sung vào bài phóng sự. Sau khi có bài viết cơ bản từ ChatGPT, ekip tiến hành lồng tiếng và tiến hành dựng clip trên nền tảng mà ứng dụng này đã viết.
Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Chịu trách nhiệm sản xuất chương trình Cafetek cho biết, ChatGPT có thể tự tổng hợp bố cục và viết bài với đầy đủ thông tin, góc nhìn, đủ để phục vụ khán giả.
"Thời gian để có được một kịch bản như vậy chỉ khoảng 8 phút so với gần 1 tiếng nếu một biên tập viên bình thường có thể làm”- ông Thịnh cho biết.
Tuy nhiên, hiện văn bản ChatGPT viết chưa thể đưa vào đọc, lồng tiếng được ngay mà còn phải rà và chỉnh sửa lại từ ngữ, các danh từ chính xác hơn để hợp với góc nhìn phóng sự. Ngoài ra, đội ngũ chương trình phải đặt 8 câu hỏi để dẫn dắt ChatGPT hiểu được ý của bài phóng sự.
"Công nghệ này là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng không thể thay thế được người làm nội dung truyền hình. Tuy nhiên, điều này sẽ gia tăng sức ép lên những bạn sinh viên mới ra trường với yêu cầu nghiệp vụ cao hơn”- ông Thịnh nhìn nhận.
Các tin khác
.jpg)
Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?