Toà soạn và nhà báo cần phải làm gì để tận dụng tối ưu ChatGPT?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/3/2023 | 6:02:41 PM

ChatGPT thực sự là cơ hội cho nhà báo nâng cao kiến thức và kỹ năng trong sáng tạo tác phẩm và sản xuất các loại hình sản phẩm báo chí truyền thông. Song, nó thực sự thách thức các nhà báo trước những hiểu biết và đòi hỏi sự đáp ứng phương pháp tiếp cận thông tin của người làm báo hiện đại.

Ở Việt nam có thể dùng bản miễn phí và trả tiền 20 đô la Mỹ một tháng. Bản miễn phí của ChatGPT có thể hữu ích cho các nhu cầu sử dụng cơ bản nhưng có hạn chế về tính năng và khả năng của nó. Trả tiền để sử dụng phiên bản trả phí của ChatGPT có thể cung cấp cho bạn nhiều tính năng và ưu điểm hơn.
Ở Việt nam có thể dùng bản miễn phí và trả tiền 20 đô la Mỹ một tháng. Bản miễn phí của ChatGPT có thể hữu ích cho các nhu cầu sử dụng cơ bản nhưng có hạn chế về tính năng và khả năng của nó. Trả tiền để sử dụng phiên bản trả phí của ChatGPT có thể cung cấp cho bạn nhiều tính năng và ưu điểm hơn.

hai thác hết những gì trí tuệ nhân tạo có thể làm

Phiên bản ChatGPT được công bố lần đầu dựa trên mô hình GPT-3.5 với 175 tỷ tham số. Dữ liệu được sử dụng để huấn luyện cho ChatGPT bao gồm: dữ liệu web (80%), sách (16%) và wikipedia (4%) với khối lượng dữ liệu là 750TB (nếu sử dụng 1 máy tính bình thường, có thể sẽ mất khoảng 288 năm để tính toán). 

Chỉ sau 2 tháng công bố, website của ChatGPT có hơn 100 triệu người dùng, khoảng 25 triệu lượt truy cập hàng ngày, ngày cao nhất là có 28 triệu lượt truy cập (31/1/2023), khiến nó trở thành ứng dụng phần mềm phát triển nhanh nhất từ ​​trước đến nay. Điểm đặc biệt của ChatGPT nằm ở khả năng diễn giải ngôn ngữ một cách rất tự nhiên cùng với kho "kiến thức” vô cùng lớn từ bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI xây dựng.

ChatGPT có thể trả lời một cách tự nhiên các câu hỏi mà người dùng đưa ra, trong hầu hết các lĩnh vực. Và điều đó đặt ra một vấn đề, vậy ChatGPT hỗ trợ, và ảnh hưởng thế nào đến nhà báo?

Theo Ths Vũ Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ChatGPT có thể hỗ trợ nhà báo ở nhiều khía cạnh: ChatGPT giúp nhà báo tóm tắt thông tin một cách nhanh chóng nhất. ChatGPT khá giỏi trong việc tổng hợp các đoạn văn bản dài. Điều này rất hữu ích khi nhà báo cần quét nhanh các báo cáo, các nghiên cứu mới và nhiều loại tài liệu khác. Thậm chí, ta có thể yêu cầu ChatGPT tóm tắt những điểm quan trọng nhất, chọn một câu trích dẫn trong tài liệu hoặc tìm thêm thông tin về (các) tác giả của tài liệu đó.

Vì có khả năng diễn giải ngôn ngữ một cách tự nhiên, nên ChatGPT không chỉ dừng lại trong việc hỗ trợ nhà báo tìm kiếm và tổng hợp thông tin, mà còn hỗ trợ ở cấp độ cao hơn, là hoàn thiện một tin, thậm chí một bài viết, tác phẩm báo chí một cách nhanh chóng.

"Một điểm nổi trội có thể nhắc đến của ChatGPT là có thể hỗ trợ tạo câu hỏi và câu trả lời. Khi bạn đang làm việc với một chủ đề mà bạn không quen thuộc hoặc đang tìm kiếm những góc nhìn mới, ChatGPT có thể giúp bạn tiến hành nghiên cứu về các sự kiện, cá nhân và hầu hết mọi thứ khác liên quan tới chủ đề đó. Ví dụ, chúng ta có thể yêu cầu cung cấp tên của các chuyên gia để phỏng vấn về một chủ đề nhất định và ChatGPT thường đưa ra các đề xuất hợp lý. 

ChatGPT có thể đề xuất tiêu đề cho bài báo. Nếu bạn đang phải vật lộn với việc viết tiêu đề bài báo, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ChatGPT đề xuất, thậm chí có thể yêu cầu nó làm cho tiêu đề trở nên hài hước, tiêu cực hoặc tích cực, loại bỏ biệt ngữ hoặc yêu cầu nó thêm một số từ cụ thể", Ths Vũ Cường cho biết.

Ngoài ra, ChatGPT có thể tăng tốc độ cũng như số lượng gửi email, đăng bài trên mạng xã hội. Đôi khi, nhà báo mất rất nhiều thời gian để viết email gửi đồng nghiệp, đối tác, nhân vật… cũng như các toà soạn đăng bài trên mạng xã hội, thì giờ với công cụ ChatGPT, chúng ta có thể yêu cầu viết một post đăng trên facebook hay instagram về một chủ đề nào đó. Điều này giúp nhà báo đầu tư, tập trung thời gian và trí tuệ vào các bài báo cần chất lượng cao hơn.

Với những công cụ tìm kiếm như Google mà các nhà báo vẫn quen sử dụng, người dùng nói chung và nhà báo nói riêng vẫn cần có thời gian và kỹ năng để đọc, phân tích, thẩm định các kết quả từ các công cụ tìm kiếm cung cấp, để từ đó quyết định thông tin nào có thể sử dụng được và thông tin nào không nên sử dụng. Nhưng với năng lực quét kho dữ liệu đồ và cung cấp kết quả ở một phương án trả lời duy nhất, ChatGPT nhanh chóng giúp nhà báo thu thập thông tin, tổng hợp thông tin, và từ đó có một khái niệm bao quát cũng như các thông tin chi tiết dựa theo đúng yêu cầu của nhà báo đưa ra cho ChatGPT.

"Sự sáng tạo" tạo ra điểm khác biệt

Dù là công cụ rất mạnh và có sức thu hút người dùng trong thời gian qua, hỗ trợ cho tác nghiệp báo chí khá hiệu quả, qua nhiều thử nghiệm ChatGPT vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế mà nhà báo cần phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng phục vụ cho hoạt động tác nghiệp báo chí của mình. Vậy, trong khi ChatGPT đang cố gắng đưa ra các phiên bản nâng cao hơn, để giải quyết những hạn chế, thì toà soạn và nhà báo cần phải chủ động làm những công việc gì để tận dụng tối ưu ChatGPT?

toa soan va nha bao can phai lam gi de tan dung toi uu chatgpt hinh 2

Toà soạn và nhà báo cần đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực vào sản xuất các sản phẩm báo chí có chất lượng, là thương hiệu của tờ báo và của phóng viên. (Ảnh: ICT Press)

Bàn về vấn đề này, Ths Vũ Cường cho rằng, báo chí cần phải là diễn đàn, quy tụ và tổng hợp các ý kiến từ chuyên gia, nhà công nghệ, người dùng…, từ đó tư vấn cho các nhà quản lý trong hoạch định chính sách, quản lý các công cụ, nền tảng công nghệ mới, đặc biệt các công cụ như ChatGP.

"Các toà soạn cũng cần phải hướng dẫn phóng viên của mình, và bản thân các phóng viên cũng cần tự cập nhật các kỹ năng làm sao để khai thác, tận dụng những thế mạnh của ChatGPT và hạn chế những điểm yếu của công cụ đó. Chúng ta còn nhớ, khi công cụ tìm kiếm Google xuất hiện, các toà soạn và nhà báo cũng sử dụng và lo ngại về hiệu quả, chất lượng của Google.

Nhưng ngay sau đó, các khoá tập huấn về kỹ năng tìm kiếm, phân tích, thẩm định và sử dụng thông tin, kết quả từ Google đã hỗ trợ nhà báo như thế nào trong tác nghiệp báo chí của họ. Điều đó cũng tương tự với ChatGPT, các nhà báo cần phải có kiến thức, kỹ năng để "giao tiếp, "đưa ra yêu cầu” và "đánh giá” các nội dung của ChatGPT từ đó tận dụng tối ưu những điểm mạnh của nó, và hạn chế tối đa những nguy cơ nó có thể mạng lại",Ths Vũ Cường chia sẻ.

Thực tế cho thấy, nói gì thì nói, ChatGPT vẫn là một công cụ máy móc, không thể so sánh với bộ não của con người. Toà soạn, nhà báo nên tận dụng ChatGPT ở những công việc, công đoạn sáng tạo tác phẩm báo chí giản đơn, không đòi hỏi phức tạp, thậm chí là viết những tin cơ bản, đơn giản.

Song song với đó, theo Ths Vũ Cường vừa để khẳng định vị trí không thể thay thế của nhà báo nói riêng và báo chí nói chung, cho dù ChatGPT hay bất kỳ công cụ "học máy” nào phát triển đến đâu, vừa để đảm bảo chất lượng báo chí và nâng cao độ uy tín của báo chí, các toà soạn và nhà báo cần đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực vào sản xuất các sản phẩm báo chí có chất lượng, là thương hiệu của tờ báo và của phóng viên. Điển hình là những tác phẩm báo chí điều tra, phân tích, bình luận có chất lượng. Những tác phẩm này, ChatGPT hầu như khó thay thế được vai trò của nhà báo.

"Và hơn nữa, ngoài chất lượng, thì "sự sáng tạo” trong từng tác phẩm báo chí sẽ là một trong yếu tố quyết định đến sự khác biệt và vượt trội của nhà báo so với ChatGPT hay bất kỳ công nghệ tương tự. "Chất lượng” và "sáng tạo” sẽ luôn được tôn vinh và sẽ ngày càng phải được chú trọng trong lĩnh vực báo chí để đảm bảo báo chí là lĩnh vực và nhà báo là đối tượng không thể thay thế bởi bất kỳ công nghệ hay máy móc nào", Ths Vũ Cường nhận định.


Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin - viết bài, bình luận, livestream và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội (MXH); Không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản MXH là những quy định quan trọng trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ đã ban hành có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đây là xu hướng và yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục