Không giới hạn sách tham gia 'tuần lễ sách của người làm báo'
- Cập nhật: Thứ tư, 7/6/2023 | 10:45:32 AM
Nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ quan báo chí, phóng viên trên cả nước, Tuần lễ Sách của người làm báo sẽ tiếp nhận sách của các tờ báo, nhà báo trên phạm vi cả nước; không giới hạn năm xuất bản và số lượng sách của các cơ quan báo đài, phóng viên...
![]() |
Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng (giữa) phát biểu tại buổi họp báo
|
Ngày 6/6, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM, Hội Nhà báo TPHCM và Báo Thanh Niên tổ chức họp báo, thông tin về Tuần lễ Sách của người làm báo.
Buổi công bố có sự góp mặt của nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức; nhà báo Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đồng Trưởng Ban Tổ chức; ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM...
Nhà báo Trần Trọng Dũng chia sẻ: "Mục đích của chúng tôi là muốn giới thiệu đến công chúng và ngay chính đội ngũ những người làm báo về những tác phẩm hay, hấp dẫn do các đồng nghiệp thực hiện. Thông qua góc nhìn của nhà báo, các tác phẩm được thể hiện bằng sách lại càng đa dạng, hấp dẫn và gây bất ngờ hơn với người đọc".

Sự kiện góp phần tôn vinh những nhà báo đã có sách xuất bản
Ông Dũng cũng cho biết Tuần lễ Sách của người làm báo không chỉ góp phần lan tỏa văn hoá đọc đến mọi người mà còn tôn vinh những nhà báo tài năng đã có sách xuất bản.
Ông Lê Hoàng cho rằng, Tuần lễ Sách của người làm báo diễn ra trong 1 tuần, đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là điều thú vị. "Tuần lễ Sách của người làm báo cho thấy sự đa năng của nhà báo, là dịp để đội ngũ những người làm báo có cơ hội thể hiện mình", ông bày tỏ.
Tuần lễ Sách của người làm báo ra đời nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), đồng thời hưởng ứng đợt phát động của Bộ Thông tin - Truyền thông về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Sự kiện này còn đặt mục tiêu phát triển văn hóa đọc trong đội ngũ những người làm báo tại TPHCM.

Hiện nay tổng số sách tham gia trưng bày có khoảng 128 cuốn
Tuần lễ Sách của người làm báo bao gồm các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách của các tờ báo, nhà báo, đưa đến những trang viết mang đậm hơi thở thời cuộc, gắn liền với dòng chảy thời sự từ chất liệu sống của chính những người làm báo.
Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 22/6 tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TPHCM).
Theo Ban tổ chức, hiện nay tổng số sách tham gia trưng bày có khoảng 128 cuốn, trong đó 66 cuốn của các cơ quan báo chí và sách của báo Thanh Niên là 62 cuốn.
Các đơn vị tham gia gồm báo Người Lao Động, Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Quân Đội Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Công An TPHCM, Công An Nhân Dân, Lao Động, Phụ Nữ Việt Nam, Phụ Nữ TPHCM, Doanh Nhân Sài Gòn, Kinh Tế Sài Gòn, Diễn đàn Doanh nghiệp, Giác Ngộ, Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM (VOH), Văn Nghệ TPHCM, Tạp chí Tòa án Nhân dân, Tạp chí Người Đô thị…
Ban tổ chức cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ quan báo chí, phóng viên trên cả nước, sự kiện sẽ thay đổi về việc tham gia trưng bày sách như sau: Tiếp nhận sách của các tờ báo, nhà báo trên phạm vi cả nước. Không giới hạn năm xuất bản của sách. Không giới hạn số lượng sách của các cơ quan báo đài, phóng viên.
Thời gian tiếp nhận sách sẽ kéo dài đến ngày 14/6. Nơi nhận sách là trụ sở Hội nhà báo TPHCM.
Các tin khác
.jpg)
Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?