Nghề thử muôn vai

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/7/2023 | 1:48:11 PM

Nhà báo, phóng viên… có lẽ không đơn thuần chỉ là một nghề, mà còn phải thử muôn vai. Bởi khi đã lựa chọn dấn thân tác nghiệp, người phóng viên cần đặt mình vào vị trí của nhân vật và hoàn cảnh để trải nghiệm, tìm hiểu ngọn ngành cũng như đặt tấm lòng đồng cảm, đưa lý trí phân tích. Khi đó, trang viết mới thật như đời, thông điệp mới chạm vào tim.

hà báo vốn được xưng danh là những người chép sử. Nhưng trang ghi ấy phải nhuốm màu cuộc sống và thảo nên từ chất liệu cuộc đời mới được gọi là bài báo thành công, tin tức có hiệu quả hay một phóng sự thực chất. Do vậy, để thực sự viết nên những ghi chép kết nối các mặt của đời sống với chính sách cũng như người đọc trong và ngoài nước, những người làm báo tác nghiệp lại tập làm… một nghề khác. Hành trình nhập vai bắt đầu mỗi ngày, để viết.

Khi mùa hè miền Trung năm 2023 vào những ngày nắng gay gắt nhất, cũng là lúc hiện tượng El Nino bắt đầu "hoành hành”, phóng viên lại nhìn thấy sự cực nhọc của người lao động ngoài trời. Theo chân những diêm dân trên ruộng muối, ghi lại quá trình lao động hăng say nơi những thước ảnh trong thứ ánh nắng đã gần chạm thiên đỉnh, người phóng viên ảnh vẫn chưa hài lòng với cảm nhận của bản thân; cho đến khi thử vào tay những nông cụ của người nông dân và cào những đụn muối, mồ hôi rã ròng. Chỉ khi ấy, anh mới hài lòng lấy được phần nào thông tin, đủ cho một bài viết thật đời và những bức ảnh có cả thấu hiểu của mình với nghề.

Muôn nghề đến tự nhiên trong những trang viết, từ sự nhập vai và hóa thân của phóng viên, nhà báo như vậy. Để từ đó, người đọc qua những dòng ghi chép được biên tập cẩn thận, đã có thể chạm đến những cuộc đời ở đó đây khắp đất nước.

Trong những hành trình tìm hiểu cuộc đời gian nan hơn, người làm báo còn trở thành bạn của người lớn trẻ nhỏ, nhìn vào những nỗi đau hay vùng tối của cuộc đời để lần tìm giải pháp. Trong chia sẻ của Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam về hoạt động truyền thông trong công tác trẻ em, một trong những nhà báo có phóng sự "rúng động” liên quan đến đối tượng dễ bị tổn thương là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng với loạt bài Rượt đuổi "Quỷ ấu dâm" - hành trình trong nước mắt. Trong một thời gian dài, để tiếp cận và nhận được chia sẻ từ các nạn nhân là trẻ em, phóng viên điều tra đã phải thật sự trở thành người bạn, người chăm sóc và đặt tấm lòng thấu hiểu với các em. Bởi khi đã trở thành đối tượng bị hại, các em không còn đặt niềm tin vào người khác, đồng thời cũng e ngại việc tiết lộ thông tin, bảo mật, bị trả thù hoặc… đơn giản là không tin tưởng nhà báo.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Dân Việt, trong một buổi trao đổi nghiệp vụ với đồng nghiệp

Với sự chân thành của mình, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã làm bạn cùng các nạn nhân, bật khóc khi nói chuyện cùng các bạn nhỏ và gánh vác trách nhiệm hơn cả một người bảo hộ. Trong chia sẻ của mình về phóng sự, anh cho biết: "Lần đầu tiên tôi ‘thả’ cảm xúc vào bài viết đến mức đó. Tôi phối hợp với các bên, lăn lộn mưa nắng, "đấu trí” và dùng mọi cách để thuyết phục các nạn nhân nói ra sự thật, hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý vấn đề. Bắt đối tượng, khởi tố vụ việc, mở rộng điều tra, tổ chức tọa đàm và kiến nghị chính sách để bảo vệ trẻ em. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể làm, kể cả những điều… ngoài trang viết, những điều mà hầu hết người ta cho rằng ‘không phải là nhiệm vụ của nhà báo’ ".

Những khi đó, trách nhiệm làm báo đã tự nhiên chuyển hóa thành những "phân vai” khác một cách không tính toán. Như việc thường xuyên kết nối các mảnh đời thiếu may mắn đến với mạnh thành quân, những người làm báo với tấm lòng thiện lương một ngày rồi cũng trở thành những người chủ động mang đến niềm vui cho các em, các gia đình bất hạnh.

"Biết đến những mảnh đời bất hạnh, tôi đặt mình vào góc nhìn của họ để cảm thấu sâu sắc những bĩ cực, gian nan mà họ đang gánh chịu, lựa chọn những câu chuyện, những chi tiết sâu sắc, chân thật nhất để truyền tải đến bạn đọc, nhằm tạo được cảm thông từ góc độ người kể chuyện, qua đó đón nhận được sự hỗ trợ từ mạnh thường quân dành cho nhân vật và câu chuyện được truyền tải”. Đó là chia sẻ của phóng viên Tiến Thành, báo điện tử Dân Trí tại Quảng Bình, đã có nhiều hoạt động báo chí nhân ái trong nhiều năm liền, là cầu nối của mạnh thường quân, tấm lòng hảo tâm đến với các số phận kém may mắn trên địa bàn tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao bằng khen vì những đóng góp trong công tác tuyên truyền.

Cứ như vậy, với việc đặt cây viết dưới tham chiếu của những nhân vật, hoàn cảnh, trang viết được thảo nên bằng chất liệu đời sống và cũng nhằm để phụng sự con người, xã hội. Người làm báo khi ấy mới phần nào thành công khi là một người chép sử tận tâm, trung thành và giữ ngòi bút chính trực, nhân văn.


Theo TC NguoilambaoVN

Các tin khác
Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG có ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài THVN và ông Thận Hải Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Lê Tâm

Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ảnh minh hoạ.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự