Trung tâm Truyền hình Thông tấn: Tăng tính chuyên nghiệp từ cơ quan thường trú

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/2/2024 | 5:05:08 PM

Chiếm khoảng 30% thời lượng thông tin thời sự, tin, phóng sự của các Cơ quan thường trú (CQTT) trong và ngoài nước là một phần “đặc sản” không thể thiếu trên kênh Truyền hình Thông tấn mà không một cơ quan truyền hình nào có được. Với quyết tâm mạnh mẽ, năm 2023, Trung tâm Truyền hình Thông tấn (VNews) trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã triển khai thành công hệ thống quản lý sản xuất thông tin thông qua hệ thống điều hành tác nghiệp MAM cho toàn bộ các CQTT trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng thông tin, tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực và chi phí sản xuất.

Nhóm phóng viên VNews trên cáp treo lên đỉnh Fansipan, Lào Cai để thực hiện chương trình đặc biệt chào năm mới 2024 với chủ đề “Khơi nguồn tài lực”, tháng 12/2023
Nhóm phóng viên VNews trên cáp treo lên đỉnh Fansipan, Lào Cai để thực hiện chương trình đặc biệt chào năm mới 2024 với chủ đề “Khơi nguồn tài lực”, tháng 12/2023


Xác định công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định phát triển kênh truyền hình, trong những năm qua, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo TTXVN, VNews đã trang bị hệ thống kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn ngành về chuyển đổi số, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất thông tin.
Nếu như trước đây, mọi công đoạn tổ chức sản xuất đều phải đăng ký bằng giấy, gặp trực tiếp để xin chữ ký; các khâu sản xuất tách rời không có sự liên kết với nhau; công tác hành chính chiếm nhiều thời gian của các bộ phận liên quan, thì từ tháng 9/2018, mọi thao tác liên quan đến tin, bài đều được thực hiện trên hệ thống MAM. Phóng viên có thể đăng ký tin, bài mọi lúc, mọi nơi khi có kết nối internet; công tác quản lý, giám sát các quy trình sản xuất thông tin được thực hiện đồng bộ. Từ đầu vào cho đến phát sóng và phân phối trên các nền tảng số chỉ sử dụng duy nhất một cơ sở dữ liệu.

Năm 2023, toàn Đảng bộ VNews tập trung thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy về "Nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin phát sóng trên kênh truyền hình Thông tấn”, trong đó chú trọng nâng cao các sản phẩm thông tin của CQTT bằng việc áp dụng quy trình sản xuất thông tin khép kín trên hệ thống MAM. Qua đó, quy trình được rút ngắn, lộ trình chuyên nghiệp hóa các sản phẩm thông tin của CQTT chính thức được khơi thông. 

Khi mới áp dụng, đa phần các CQTT còn khá bỡ ngỡ trước một quy trình đồng bộ, hiện đại, các bước thực hiện từ đăng ký đề tài, kiểm duyệt đến phát sóng đều được "số hóa”. Nếu như trước đây, phóng viên CQTT chủ động gửi tin, phóng sự qua email (nhiều trường hợp trưởng CQTT không biết, vì thế nhiều tin không được sử dụng). Hiện nay, tất cả tin, bài trước khi gửi về VNews phải được trưởng CQTT duyệt đề tài, sau đó, nếu VNews thông qua đề tài thì phóng viên mới chuyển kịch bản chi tiết. Những đúp hình, nội dung thông tin trao đổi giữa bộ phận biên tập VNews và phóng viên CQTT đều được lưu vết trên hệ thống. 
Điều này không những giúp tăng sự tương tác và giám sát lẫn nhau mà còn giúp biên tập viên và phóng viên có thể trao đổi, góp ý để hoàn thiện sản phẩm. Mặt khác, Ban phụ trách VNews, phóng viên CQTT, biên tập viên đều có thể kiểm soát tiến độ thực hiện công việc, lịch phát sóng trên hệ thống (thay vì phải xin thông tin như trước đây), đồng thời chủ động xem được thống kê điểm và sản phẩm thông tin đã thực hiện trong thời gian cụ thể. 

Với các CQTT ngoài nước, việc đặt lịch trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật khó có thể tập trung đầy đủ do lệch múi giờ, lại bằng hình thức online thông qua các nền tảng mạng xã hội, trong khi các anh, chị khá bận, hay phải đi địa bàn. Mặt khác, một số CQTT ít thực hiện thông tin truyền hình, mặc dù đã được hướng dẫn, nhưng đến khi thực hiện vẫn phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần.

Đến nay, toàn bộ phóng viên, phụ trách các CQTT đã nắm vững quy trình tác nghiệp, sản xuất tin, bài trên hệ thống MAM, chất lượng thông tin được cải thiện rõ rệt. Thành công này cho thấy, VNews tiếp tục có những bước tiến vững chắc, dẫn đầu về chuyển đổi số không chỉ trong toàn ngành mà còn trong hệ thống các đơn vị thông tin truyền hình thiết yếu quốc gia./.


Theo TTXVN

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự