Văn hóa trong cơ quan báo chí - từ văn minh giao tiếp, ứng xử đến tuân thủ pháp luật

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 3:46:39 PM

Nhờ vào sự sâu sát của Chi hội, sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan báo chí, việc triển khai phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí cùng văn hóa người làm báo tại Báo Pháp Luật TP.HCM đã mang lại hiệu quả trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Sinh viên hào hứng tham gia talkshow Dọc đường tác nghiệp tại gian trưng bày của báo Pháp Luật TP.HCM tại Hội báo Toàn quốc 2024. Ảnh: Nguyệt Thi
Sinh viên hào hứng tham gia talkshow Dọc đường tác nghiệp tại gian trưng bày của báo Pháp Luật TP.HCM tại Hội báo Toàn quốc 2024. Ảnh: Nguyệt Thi

Theo nhà báo Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM cho biết, từ năm 2014 báo đã nghiên cứu đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này giúp quản lý và nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi người, đồng thời giúp cho việc giám sát được tốt hơn. Tôi nghĩ từ những quy tắc, kinh nghiệm của một cơ quan báo chí chúng ta có thể chia sẻ cho nhau nhiều hơn những kinh nghiệm thực tế để có quy ước về sử dụng mạng xã hội một cách tốt hơn.

Thực tế cho thấy, trong quá trình xây dựng và phát triển, Báo Pháp luật TP.HCM luôn phấn đấu xây dựng một tập thể đoàn kết, năng động và đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung tờ báo. Ban biên tập luôn xác định những vấn đề cấp thiết để tập trung giải quyết như: Việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đúng các quy định pháp luật về báo chí, kịp thời chấn chỉnh một số tồn tại khi sử dụng mạng xã hội của một số nhà báo...

Đặc biệt, ngay sau khi phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” được Hội Nhà báo Việt Nam ban hành, Báo đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan Báo Pháp luật TP.HCM”. Phong trào đã đưa ra các giải pháp, hành động cụ thể, nhằm xây dựng môi trường văn hóa làm việc theo hướng chuyên nghiệp - hiện đại - hiệu quả - thân thiện, góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Báo Pháp luật TP.HCM phát triển vững mạnh.

Mỗi cán bộ phóng viên luôn cố gắng phát huy những giá trị được xây dựng qua 33 năm xây dựng và phát triển. Phấn đấu xây dựng hình ảnh những người làm báo bản lĩnh, giỏi nghề, sáng tạo và nhân văn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ, yêu cầu mới đặt ra. Tạo sự gắn kết sâu hơn của các thành viên trong cơ quan, sự đoàn kết trong đội ngũ người làm Báo Pháp luật TP.HCM.

Hàng năm, Báo thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, đào tạo nghiệp vụ thiết thực, gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần trau dồi bản lĩnh chính trị - bản lĩnh nghề nghiệp - đạo đức cách mạng của người làm báo.

Mới đây, Báo đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ bàn giải pháp tăng tính hấp dẫn và giữ chân bạn đọc Pháp Luật TP.HCM; Tập huấn "Phòng chống sai sót và các công cụ biên tập"; sinh hoạt chuyên đề Quy chuẩn ứng xử và sự trung thực trong nghề báo; Tại Hội nghị phóng viên toàn quốc của báo đã lồng ghép chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam tại TP.HCM....

van hoa trong co quan bao chi tu van minh giao tiep ung xu den tuan thu phap luat hinh 2Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước,...thăm và tặng quà gia đình ngư dân Lê Gia Huy ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh. Ảnh: Lê Tâm

Ngoài quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội báo còn ban hành Quy chế về ứng xử đối với bạn đọc, với cá nhân tổ chức, nhân vật trong các tin bài, ảnh của mình. Ứng xử với nguồn tin, với đối tác, với đồng nghiệp cơ quan và báo bạn, tất cả những Quy chế này được báo ban hành để mỗi phóng viên nhà báo phải tuân thủ. Không làm những gì ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu, giá trị của Báo Pháp luật TP.HCM, đặc biệt là việc ứng xử trên mạng xã hội.

Nhà báo Nguyễn Thị Thanh Trang - Trưởng ban Bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM cho biết, cán bộ, phóng viên báo luôn phát huy tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau ngày càng tiến bộ, phát triển; lan tỏa những ứng xử đẹp, những hành động cao thượng trong cơ quan. Dẹp bỏ những hành xử thiếu văn hóa trong các hoạt động thường nhật tại cơ quan, trên cộng đồng mạng xã hội, thiếu tinh thần xây dựng, chỉ biết tính lợi cho mình mà thiếu đi tinh thần vì lợi ích chung của toàn cơ quan.

Thực tế cho thấy, để xây dựng tinh thần thi đua, sáng tạo thực chất, hiệu quả, báo thường tổ chức phát động các đợt thi đua về các tuyến bài trọng điểm, thông tin độc quyền. Đây là hoạt động thường xuyên, sống còn của tờ báo nhằm tăng cường sức chiến đấu, sáng tạo trong đội ngũ những người làm báo, giúp người làm báo luôn giữ được lửa nghề.

Báo tiếp tục phát huy thế mạnh mảng báo chí điều tra nhằm vạch trần các biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, từ đó góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng ta phát động. Ngoài ra, Báo có nhiều bài, tuyến bài phân tích, đấu tranh pháp lý các vấn đề dư luận quan tâm, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Việc tôn vinh những tấm gương người tốt việc tốt, những mô hình tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế xã hội luôn được Báo chú trọng, thông tin đến độc giả.

van hoa trong co quan bao chi tu van minh giao tiep ung xu den tuan thu phap luat hinh 3Trưởng ban Bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Trang phát biểu tại phiên thảo luận về "Xây dựng môi trường văn hoá báo chí”. Ảnh: Lê Tâm

"Nhờ các hoạt động sáng tạo đã mang lại hiệu quả nổi trội, vượt bậc trong lao động ở tất cả các bộ phận của cơ quan. Báo thường xuyên động viên, biểu dương, khen thưởng những tác phẩm báo chí có giá trị cao, mang lại lượt view lớn, thể hiện tinh thần dấn thân cao độ, sáng tạo, có hiệu ứng cao, góp phần làm nên dấu ấn, tăng giá trị cạnh tranh cho Báo", nhà báo Nguyễn Thị Thanh Trang chia sẻ thêm.

Bên cạnh hoạt động nghiệp vụ, Báo cũng luôn khuyến khích cán bộ phóng viên của Báo tham gia các hoạt động cộng đồng, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho xã hội; có ý nghĩa nhân bản, nhân văn, tiến bộ. Lan tỏa các hoạt động thiện nguyện; tinh thần tương thân, tương ái, cùng giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để ngày một phát triển. 

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự