Cục An toàn thông tin cùng tập đoàn Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo”

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/7/2024 | 3:48:09 PM

Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và Meta phối hợp triển khai trong năm 2024, với mục đích chia sẻ các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích tới cộng đồng người dùng mạng xã hội.

Với chiến dịch truyền thông mới phát động, Cục An toàn thông tin và Meta muốn nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến cho người dùng mạng xã hội. Ảnh: NCSC
Với chiến dịch truyền thông mới phát động, Cục An toàn thông tin và Meta muốn nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến cho người dùng mạng xã hội. Ảnh: NCSC

Ngày 17/7, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook, đã công bố phát động chiến dịch Nhận diện lừa đảo, được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2024.

Theo Cục An toàn thông tin, việc đảm bảo an toàn của người sử dụng mạng xã hội, trong đó bao gồm nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, là một thách thức lớn. Việc này đòi hỏi phải có sự chung tay giải quyết của nhiều bên từ các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Là một chiến dịch truyền thông, "Nhận diện lừa đảo" sẽ tập trung tuyên truyền để người dùng mạng xã hội biết cách phòng tránh hiệu quả với 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được Cục An toàn thông tin xác định là các ‘điểm nóng’ tại Việt Nam, bao gồm: Lừa đảo đầu tư; Lừa đảo việc làm; Lừa đảo tài chính; Lừa đảo cho vay; Lừa đảo xổ số; Lừa đảo mạo danh.

Trong chiến dịch "Nhận diện lừa đảo”, một loạt các hình ảnh và video ngắn về cách nhận diện và xử lý lừa đảo trực tuyến sẽ được đăng tải  trên các nền tảng mạng xã hội của Meta và kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia do Cục An toàn thông tin vận hành, cũng như trên website "Tư Duy thời đại số” tại địa chỉ wethinkdigital.fb.com của Meta.

Đáng chú ý, theo các đơn vị tổ chức, để lan tỏa rộng rãi những "bí kíp” hay và dễ nhớ giúp đông đảo người dùng mạng xã hội đều có thể học theo và bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ lừa đảo trên môi trường mạng, chiến dịch "Nhận diện lừa đảo” sẽ có sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng tại Việt Nam.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự