Phát động cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí, phòng chống thiên tai"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/8/2024 | 6:21:49 PM

Cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí, phòng chống thiên tai" do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức, với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản.

hời gian nhận bài thi từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 13/10/2024. Dự kiến kết quả cuộc thi sẽ được công bố trong vòng 01 tháng kể từ khi kết thúc thời gian nhận bài dự thi.
hời gian nhận bài thi từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 13/10/2024. Dự kiến kết quả cuộc thi sẽ được công bố trong vòng 01 tháng kể từ khi kết thúc thời gian nhận bài dự thi.

Cuộc thi là sân chơi bổ ích, lý thú ngoài giờ học, giúp các em học sinh có cơ hội tìm hiểu kiến thức, nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn trước thiên tai; đồng thời thể hiện bản thân, tiếng nói, góc nhìn, kêu gọi hành động thông qua các sáng kiến, giải pháp để giảm thiểu tác động của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong cuộc sống. 

Phạm vi phát động, toàn bộ các trường trung học cơ sở trên cả nước. Đối tượng tham gia cuộc thi là học sinh THCS trên toàn quốc, độ tuổi từ 11-15 tuổi. Thí sinh có thể đăng ký tham gia theo hình thức cá nhân hoặc nhóm; khuyến khích các em học sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật tham gia.

Thời gian nhận bài thi từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 13/10/2024. Dự kiến kết quả cuộc thi sẽ được công bố trong vòng 1 tháng kể từ khi kết thúc thời gian nhận bài dự thi.

Chi tiết cuộc thi xem tại: https://www.unicef.org/vietnam/vi/phong-vien-nhi-pctt

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Một trong những bức ảnh đoạt Giải ảnh Khoảnh khắc Báo chí năm 2024 do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức.

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự