Quyết định mới về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/9/2024 | 5:42:48 PM

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định mới về phân công công việc giữa Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng: Phan Tâm, Phạm Đức Long, Nguyễn Thanh Lâm, Bùi Hoàng Phương...

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại một Hội nghị diễn ra vào ngày 28/4. (Ảnh: Vietnamnet)
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại một Hội nghị diễn ra vào ngày 28/4. (Ảnh: Vietnamnet)

Cụ thể, theo quyết định mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; công tác pháp chế và các công tác khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ.

Thứ trưởng Phan Tâm được giao giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông; chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển ngành thông tin và truyền thông.

Thứ trưởng Phan Tâm sẽ đảm trách việc theo dõi và chỉ đạo Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trường Cao đẳng Thông tin và Truyền thông, trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Quyết định phân công Thứ trưởng Phạm Đức Long giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử; phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; nội dung số; an toàn thông tin mạng; viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện.

Đồng thời, giúp Bộ trưởng phụ trách công tác Đảng, Đoàn thể; cải cách hành chính; đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, tài chính doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ; công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.

Thứ trưởng Phạm Đức Long được giao theo dõi và chỉ đạo các đơn vị gồm Vụ Kinh tế số và Xã hội số; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục An toàn thông tin; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Viễn thông; Cục Tần số vô tuyến điện; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.

Bộ trưởng phân công Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm phụ trách các lĩnh vực báo chí, truyền thông; xuất bản, in và phát hành; thông tin đối ngoại và thông tin cơ sở.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm theo dõi và chỉ đạo Cục Báo chí, Cục Thông tin cơ sở, Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại; Báo VietNamNet; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông; Tạp chí Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Internet Việt Nam. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm còn được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương được giao phụ trách lĩnh vực Bưu chính và công nghiệp công nghệ số.

Thứ trưởng cũng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Nội chính; kế hoạch- tài chính; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra; chuyển đổi số trong công tác cán bộ và chuẩn hóa quy trình cán bộ, hồ sơ cán bộ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Bộ Thông tin và Truyền thông; công tác quốc phòng - an ninh, quân sự, cựu chiến binh của Bộ.

Theo Quyết định này, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Bưu chính, Vụ Pháp chế (phụ trách hoạt động hành chính của Vụ), Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Cục Bưu điện Trung ương, Trung tâm thông tin.

Cùng với việc điều chỉnh một số công việc cụ thể của các Thứ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có một số thay đổi về phân công lãnh đạo Bộ sẽ theo dõi các địa phương, hội, hiệp và tham gia các ban chỉ đạo, ủy ban, hội đồng…

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự