Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao giải Đặc biệt cho nhóm tác giả Báo Hànộimới.
- Cập nhật: Thứ ba, 1/10/2024 | 8:13:02 AM
Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Tới dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao giải Đặc biệt cho nhóm tác giả Báo Hà Nội mới.
|
Đây là giải báo chí Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, TP dọc đường 6 năm 2024 (gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) do Hội Nhà báo TP Hà Nội đăng cai tổ chức.
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về "Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa” là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Với chủ đề "Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”, Cuộc thi nhằm khẳng định sự nghiệp phát triển của Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, tăng cường sự quan tâm của các cơ quan báo chí Hà Nội và các cơ quan báo chí thuộc Hội Nhà báo các tỉnh, TP dọc đường 6 sáng tác nhiều tác phẩm báo chí viết về Thủ đô, về văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Kiều Thanh Hùng cho biết, ngay từ đầu năm 2024, sau khi tiếp nhận vai trò Cụm trưởng Cụm thi đua Hội Nhà báo dọc đường 6, Hội Nhà báo TP Hà Nội đã chủ động, tích cực triển khai xây dựng kế hoạch, thể lệ Cuộc thi; xin ý kiến các cấp, ngành về quy mô, chủ đề và cơ cấu giải thưởng.
Đồng thời phối hợp với các Hội Nhà báo trong Cụm, các cơ quan báo chí Thủ đô tiếp đón, hướng dẫn cho 40 cán bộ, phóng viên của 4 Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu về Hà Nội, đi thực tế viết bài tuyên truyền tại các sở, ngành, quận, huyện, các quần thể di tích lịch sử, địa điểm văn hóa để có tác phẩm dự thi.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, hầu hết các tác giả đã thực sự dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết cho tác phẩm, cùng hành trình lao động nghề nghiệp nghiêm túc.
Nhìn tổng thể, có thể thấy các tác phẩm chan chứa một tình yêu Hà Nội, vì Thủ đô ngàn năm văn hiến; nội dung phong phú, đa dạng, có chiều sâu, văn hóa Thăng Long - Hà Nội được khơi dậy, tiếp nối, giữ gìn, bảo tồn và phát triển với những giá trị cao đẹp nhất. Một số tác phẩm viết về người Hà Nội đang sinh sống, làm việc, góp công sức xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở các tỉnh Tây Bắc…
"Có thể nói, chủ đề Cuộc thi đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, phóng viên, hội viên nhà báo cơ quan báo chí Hà Nội và Hội Nhà báo các tỉnh trong Cụm thi đua, khơi dậy các giá trị, nguồn lực văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời tuyên dương, khen thưởng những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí trong Cụm thi đua" - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Kiều Thanh Hùng khẳng định.
Ban Tổ chức đã thành lập Hội đồng Giám khảo vòng Sơ khảo, Chung khảo và Tổ thư ký giúp việc xem xét, chấm điểm 104 tác phẩm. Hội đồng Giám khảo đã làm việc nghiêm túc, khách quan. Kết quả, Ban Tổ chức đã quyết định trao 1 giải Đặc biệt, 3 giải Nhất, 5 giải Nhì; 7 giải Ba và 15 giải Khuyến khích.
Giải Đặc biệt được trao cho tác phẩm "Tạo" mã định danh" người Hà Nội” của nhóm tác giả Trần Hồng Vân, Hoàng Lệ Quyên, Đoàn Anh Tuấn, Vũ Ngọc Hà, Báo Hànộimới - Hội Nhà báo TP Hà Nội.
3 giải Nhất được trao cho các tác phẩm: "Hà Nội trong muôn triệu trái tim”của nhóm tác giả Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Trọng Quân, Lưu Xuân Cảnh, Lù Ngọc Dũng,Trương Đức Dũng, Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu - Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu.
Tác phẩm "Phát triển công nghiệp văn hóa, không nói không, không nói khó” của tác giả Ngô Vương Tuấn, Báo Tuổi trẻ Thủ đô - Hội Nhà báo TP Hà Nội; "Hòa Bình - Hà Nội thúc đẩy kết nối tạo ra những giá trị mới” của nhóm tác giả Trần Minh Thuật, Lê Sơn Tùng, Nguyễn Tuyết Mai, Lương Vũ Thái, Đài Phát thanh - Truyền hình Hòa Bình - Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.