Nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/10/2024 | 5:26:22 PM

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Hội thảo về truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ảnh: Lê Tâm
Hội thảo về truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ảnh: Lê Tâm

Phát biểu đề dẫn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm – Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật khẳng định, truyền thông về chính sách nói chung và truyền thông về đa văn hóa nói riêng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi một quốc gia.

Truyền thông chính sách có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là kênh thông tin hữu hiệu để các cơ quan chức năng kịp thời lắng nghe ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân, nhất là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách.

Tuy nhiên, truyền thông chính sách nói chung và truyền thông chính sách về đa văn hóa nói riêng ở Việt Nam vẫn còn những điểm hạn chế và bất cập nhất định. Đặc biệt, truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vấn đề mới, tồn tại nhiều khoảng trống nghiên cứu lớn về cả lý luận cũng như thực tiễn. Không ít chủ thể truyền thông chính sách chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề văn hóa, dân tộc; thông tin chính sách tiếp cận đến đồng bào các dân tộc, nhất là các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế.

nang cao hieu qua truyen thong chinh sach ve da van hoa thoi ky hoi nhap quoc te hinh 2PGS,TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu đề dẫn Hội thảo khoa học quốc tế. Ảnh: Ngọc Anh

Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Công Dũng cho biết, cùng với quá trình hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, sự giao thoa, tiếp biến văn hóa là một xu thế tất yếu, đòi hỏi công tác quản lý đa văn hóa cần được các quốc gia chú trọng.

Đa văn hóa làm sinh động đời sống văn hóa quốc gia. Chính sách quản lý của Nhà nước cần phải phát huy được các điểm tương đồng, các giá trị chung tốt đẹp của mỗi nền văn hóa, tạo ra cơ hội để đối thoại giữa các nền văn hóa nhưng cùng hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ...

nang cao hieu qua truyen thong chinh sach ve da van hoa thoi ky hoi nhap quoc te hinh 3Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Công Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Anh

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm vừa qua đã tập trung nguồn lực và phối hợp chặt chẽ với KOICA để triển khai có hiệu quả dự án nâng cao năng lực thực thi chính sách. Dự án đã tổ chức các đoàn nghiên cứu tại Hàn Quốc; tổ chức 9 hội thảo khoa học quốc tế; xuất bản thành sách 7 cuốn kỷ yếu hội thảo phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu.

"Trong bối cảnh đất nước mở rộng cánh cửa đón chào những nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, những doanh nghiệp Việt đủ lớn mạnh vươn mình sang những thị trường xuyên biên giới, sự giao lưu nhân dân giữa các quốc gia với Việt Nam trở nên thường xuyên hơn, thì sự đa văn hóa trong môi trường làm việc, môi trường sống cũng dần trở nên phổ biến hơn đối với xã hội Việt Nam”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Trung Ý nhấn mạnh....

nang cao hieu qua truyen thong chinh sach ve da van hoa thoi ky hoi nhap quoc te hinh 4Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Anh

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, Hội thảo Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã bước đầu làm sáng tỏ, hệ thống hóa khái niệm, mục đích, đặc trưng và tầm quan trọng của truyền thông chính sách về đa văn hóa, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình truyền thông chính sách về đa văn hóa tại Việt Nam, Hàn Quốc và các nước trên thế giới, từ đó đưa ra khuyến nghị, bài học kinh nghiệm và giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Lực lượng CSGT phân luồng đảm bảo giao thông (ảnh CTV).

Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia vừa thông báo về việc gửi tác phẩm dự thi Giải thưởng “Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2024”.

Không có gì là dễ dàng, muốn thu phí của người đọc thì từng sản phẩm, bài viết của trang báo phải thực sự chất lượng trong tất cả các khâu.

Báo chí cần phải có kinh phí để duy trì và phát triển cả một bộ máy lớn - nhân lực nhiều, chi phí đầu tư và vận hành lớn, không ngừng đổi mới mỗi ngày để thu hút độc giả thì việc đọc báo miễn phí liệu có còn phù hợp?

Phóng viên tác nghiệp.

Lũ quét xảy ra Lào Cai, Hà Giang, vụ tai nạn giao thông tại TP. Hồ Chí Minh, cháy lớn ở Hà Nội,… được đăng tải trên mạng xã hội ngay sau khi sự việc vừa xảy ra hoặc đang xảy ra, đạt số lượng người xem, chia sẻ kỷ lục. Sức hút của sự kiện, việc quan tâm của công chúng khiến các cơ quan báo chí ngay lập tức phải vào cuộc. Vấn đề đặt ra là, báo chí đã tận dụng thông tin từ mạng xã hội như thế nào cho phù hợp để không đánh mất mình?

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và Đoàn đại biểu Liên hiệp Nhà báo quốc gia Malaysia cùng nhau chụp ảnh lưu niệm.

Ngày 8/10, tại Hà Nội, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Nhà báo quốc gia Malaysia (NUJ) sang thăm và làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự