Các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/11/2024 | 4:26:20 PM

Thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin - viết bài, bình luận, livestream và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội (MXH); Không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản MXH là những quy định quan trọng trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ đã ban hành có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Sáng 28/11, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025 và phổ biến Nghị định 147/2024/NĐ-CP.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, ngày 9/11, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP) đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng MXH của người Việt Nam như quy định về bắt buộc các MXH phải: Thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên MXH – quy định này nhằm hạn chế tình trạng người dùng ẩn danh để lừa đảo, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản MXH.

Ngoài ra, Nghị định 147 sẽ tập trung triển khai: Xử lý vấn đề báo hóa trang Thông tin điện tử (TTĐT) tổng hợp, MXH; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền thực hiện các thủ hành chính về cấp phép game từ Bộ xuống các đơn vị thực thi, từ Trung ương xuống địa phương.

cac tai khoan da duoc xac thuc moi duoc cung cap va chia se thong tin tren mang xa hoi hinh 2Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu.

"Bên cạnh đó, bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý thông tin trên mạng theo nguyên tắc "các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia quản lý ngành, lĩnh vực trên mạng như trong đời thực”… và nhiều quy định khác nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực thông tin điện tử", Thứ trưởng Phạm Đức Long cho hay.

Báo cáo hoạt động thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, về hoạt động trang TTĐT tổng hợp, MXH, trong năm 2024, Bộ và Sở TT&TT các địa phương đã kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh 236 trang TTĐT, trang TTĐT tổng hợp, MXH, tài khoản MXH.

Trong đó, xử phạt 46 trường hợp với tổng số tiền phạt là 1.047.500.000 đồng, nội dung vi phạm chủ yếu: Thiết lập trang TTĐT tổng hợp khi chưa được cấp phép; Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập; Cung cấp dịch vụ không đúng với quy định tại giấy phép thiết lập MXH; Không trích dẫn nguồn tin theo quy định…

Chấn chỉnh và xử lý 20 trường hợp Trang TTĐT có biểu hiện "báo hóa”; rà soát xử lý 83 tên miền trang MXH có dấu hiệu vi phạm và buộc thu hồi 2 tên miền.

cac tai khoan da duoc xac thuc moi duoc cung cap va chia se thong tin tren mang xa hoi hinh 3Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử báo cáo hoạt động thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025.

Về hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, Bộ TT&TT phối hợp với các đơn vị chức năng, rà quét, ngăn chặn 667 fanpages quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng (tỷ lệ đạt 95%) trên nền tảng Facebook; ngăn chặn xử lý hơn 5.300 tên miền liên quan đến hoạt động quảng cáo, tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng; Rà quét, phát hiện hơn 600 game không phép, cờ bạc trên các chợ ứng dụng nước ngoài, yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không kết nối thanh toán. Apple đã gỡ 90 game, Google đã gỡ 294 game không phép, game cờ bạc phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam. 

Công tác đấu tranh, ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên MXH trong năm 2024, Bộ tiếp tục duy trì việc kết hợp các giải pháp đấu tranh cứng rắn, linh hoạt với các nền tảng xuyên biên giới, yêu cầu các nền tảng phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam. 

"Năm 2024, Bộ cũng đã có văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc tại các địa phương. Kết quả là hiện nay, có 20 địa phương đã thành lập được Trung tâm xử lý tin giả”, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền thông tin.

Về hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, theo bà Thanh Huyền, Bộ đã bổ sung các quy định về: Trách nhiệm cụ thể của nền tảng quảng cáo trong và ngoài nước; Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới, không tuân thủ các quy định về quảng cáo tại Việt Nam; Trách nhiệm của nghệ sĩ, KOL khi quảng cáo; Trách nhiệm quản lý về quảng cáo của các bộ chuyên ngành, địa phương….

Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nhấn mạnh, Bộ TT&TT tăng cường phối hợp với Bộ VH,TT&DL, Bộ Công an ban hành quy chế phối hợp về việc hạn chế xuất hiện trên báo chí, trên các nền tảng truyền thông xã hội, trên sân khấu biểu diễn đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục, có hình ảnh, phát ngôn, hành vi phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Một trong những bức ảnh đoạt Giải ảnh Khoảnh khắc Báo chí năm 2024 do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức.

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự