Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt nền tảng sách, báo điện tử thiết yếu
- Cập nhật: Thứ sáu, 29/11/2024 | 10:01:37 PM
Chiều 29/11, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Lễ ra mắt nền tảng sách, báo điện tử thiết yếu phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo về thông tin. Nền tảng sách, báo quốc gia có tên miền là sachdientu.vn và ebook.gov.vn.
![]() |
Các đại biểu bấm nút ra mắt nền tảng sách, báo điện tử quốc gia. Ảnh: Thảo Anh
|
Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Trần Chí Đạt - Giám đốc, Tổng biên tập NXB Thông tin và Truyền thông cho biết, nền tảng được xây dựng với nhiều tính năng, công cụ hữu ích như: đăng tải, quản lý sách, báo điện tử phục vụ bạn đọc; có những công cụ làm sách điện tử được sử dụng miễn phí, phân quyền để các NXB tự thiết kế, biên tập, các cơ quan báo chí tự trình bày báo điện tử theo các loại hình báo chí.
Bên cạnh đó, công cụ đọc sách có nhiều tính năng tiên tiến giúp bạn đọc có những trải nghiệm tốt nhất như đánh dấu trang, đánh dấu văn bản, ghi chú, tăng giảm cỡ chữ, chế độ đọc ngày/đêm.
Hiện nay, nền tảng đã có hơn 3.600 ấn phẩm, trong đó có 202 đầu sách điện tử (gồm sách Multimedia, sách nói và sách điện tử thông thường) và 3.485 bài báo điện tử, với các dạng báo Infographic, Mega Story và báo hình (video).
Nền tảng được xây dựng và vận hành không chỉ nhằm phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, mà còn tạo thành một hệ sinh thái, trở thành nền tảng xuất bản và phát hành sách điện tử, cung cấp nội dung, thông tin báo chí dùng chung cho các chương trình, đề án khác do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương đề nghị các cơ quan, đơn vị xuất bản và báo chí tăng cường đầu sách và các ấn bản, đa dạng loại hình như sách nói, sách đa phương tiện; các cơ quan báo chí đẩy mạnh những ấn phẩm với đầy đủ các loại hình báo chí để phục vụ nhu cầu của người dân.
"Việc đưa nền tảng sách, báo điện tử vào vận hành, khai thác sẽ góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, là kênh thông tin thiết yếu cho người dân tiếp cận, đọc và trải nghiệm sách, báo điện tử...", Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương khẳng định.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.