Tiếp nhận những bức ảnh quý về Việt Nam của nhà báo László ROZSA

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/2/2025 | 8:31:59 AM

Ngày 24/2, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tiếp nhận hàng trăm bức ảnh quý giá về đất nước, con người Việt Nam do nhà báo người Hungary László ROZSA, nguyên thành viên Phái đoàn Hungary tại Ủy ban Kiểm soát và Giám sát quốc tế chụp từ năm 1969-1974.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tiếp nhận tài liệu ảnh từ đại diện gia đình nhà báo László ROZSA. (Ảnh: Báo CAND)
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tiếp nhận tài liệu ảnh từ đại diện gia đình nhà báo László ROZSA. (Ảnh: Báo CAND)

Dự lễ trao tặng, ông Trần Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho biết, các bức ảnh của nhà báo László ROZSA là những tư liệu quý giá. Việc gia đình nhà báo tin tưởng trao gửi những bức ảnh của ông cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là một hoạt động hết sức ý nghĩa, thêm một lần nữa minh chứng về những tình cảm tốt đẹp của những thế hệ người Hungary giành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.

Sự kiện này còn có ý nghĩa sâu sắc hơn khi những hình ảnh về Việt Nam được trở về Việt Nam do chính những người bạn Hungary trân quý giữ gìn và trao tặng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đón nhận các tư liệu được trao tặng, bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trân trọng cảm ơn gia đình ông László ROZSA đã gìn giữ những bức ảnh này và trao lại cho Việt Nam. Bà Hoa cho biết, các bức ảnh sẽ được bảo quản tốt nhất tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III -  cơ quan có chức năng lưu trữ, bảo quản toàn bộ tài liệu được sản sinh và hình thành của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hiện nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ cố gắng có nhiều hoạt động nhằm phát huy khối tài liệu ảnh này cùng với các tài liệu lưu trữ khác của Trung tâm, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

75 năm trước, Hungary là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (3/2/1950). Từ đó đến nay, quan hệ hai nước Việt Nam - Hungary không ngừng phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Đồng hành cùng nhân dân Việt Nam, nhân dân Hungary luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm tốt đẹp, chân thành, quý báu. Đặc biệt, trong những năm giữa thế kỷ XX, khi Việt Nam đấu tranh, bảo vệ độc lập dân tộc, Hungary đã viện trợ, giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam, giúp Việt Nam đào tạo nhiều học sinh, sinh viên, chuyên gia, các ngành nghề để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc.

Ông Rozsa Gabor - con trai của nhà báo László ROZSA cho biết, cha của ông từng làm phóng viên của tờ Népszabadság tại Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1971 tại Hà Nội. Năm 1974, ông László ROZSA là thành viên của phái đoàn Hungary tại Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế (ICCS) tại Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh). Thời gian ở Việt Nam, ông László ROZSA đã có mặt trên nhiều chiến trường, nhiều địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Lộc Ninh (Bình Phước)…

Ông László ROZSA đã chụp hàng trăm bức ảnh về đất nước, con người Việt Nam. Các bức ảnh này đã được gia đình ông lưu giữ cẩn trọng cho đến hôm nay. Gia đình của nhà báo László ROZSA mong muốn gửi những tấm ảnh của ông cho các cơ quan Việt Nam. Thông qua sự kết nối, hỗ trợ của nhiều cơ quan và cá nhân, ngày 24/2, các bức ảnh đã được con trai của nhà báo trao tận tay Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Một trong những bức ảnh đoạt Giải ảnh Khoảnh khắc Báo chí năm 2024 do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức.

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục