Khởi động cuộc thi 'Bác Hồ với thiếu nhi' hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Cập nhật: Thứ tư, 26/2/2025 | 7:27:28 AM
Ngày 25/2, tại Trường Tiểu học Quang Trung, Thành phố Huế, Hội đồng Đội Trung ương, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã long trọng tổ chức Lễ phát động và hưởng ứng cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" năm học 2024 - 2025.
![]() |
Cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25/2 đến hết ngày 30/4/2025. (Ảnh: Báo TNTP&NĐ)
|
Đây là lần thứ năm cuộc thi ý nghĩa này được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đồng thời ôn lại những bài học quý giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Tại lễ phát động, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự vui mừng khi tham dự sự kiện ý nghĩa này, đặc biệt là tại TP Huế - nơi gắn liền với nhiều kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà Trương Mỹ Hoa đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tổ chức, đặc biệt là Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, tờ báo do chính Bác Hồ chỉ thị thành lập.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Phan Khuê, Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, nhấn mạnh: "Cuộc thi ý nghĩa này chính là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm sâu sắc của mình đối với Bác Hồ và kính báo lên Người về những việc mình đã, đang và sẽ làm để thực hiện những lời Bác dạy".
Theo ông Khuê, cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" năm học 2024 - 2025 được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi như: thi vẽ tranh, viết văn, kể chuyện, làm thơ, sáng tác ca khúc, video clip... Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi Ban Giám khảo là các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà báo uy tín.
Cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25/2 đến hết ngày 30/4/2025, với lễ tổng kết và trao giải dự kiến được tổ chức vào dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.