Cuộc đua AI trong thiết bị tiêu dùng: Cá nhân hóa lên ngôi, định hình lại phong cách sống

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2025 | 8:59:28 AM

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

AI đang từ công nghệ hỗ trợ thành nhân tố trung tâm trong mọi sản phẩm tiêu dùng. Ảnh minh họa
AI đang từ công nghệ hỗ trợ thành nhân tố trung tâm trong mọi sản phẩm tiêu dùng. Ảnh minh họa

Cuộc đua AI của các hãng công nghệ

Theo báo cáo mới nhất từ Gartner (2025), 75% các tương tác của người tiêu dùng với doanh nghiệp hiện nay có sự hỗ trợ của AI. Điều này phản ánh rõ xu hướng AI đang từ công nghệ hỗ trợ thành nhân tố trung tâm trong mọi sản phẩm tiêu dùng. Không chỉ điện thoại mà TV, laptop, thiết bị gia dụng đều đua nhau tích hợp AI.

Cụ thể, Samsung nổi bật với hệ sinh thái Galaxy AI, ứng dụng vào Galaxy S24. Các tính năng như Live Translate, Note Assist, Transcript Assist đã đưa việc giao tiếp, học tập, làm việc lên một tầm cao mới. Không dừng lại, Samsung còn triển khai robot Ballie - trợ lý AI cho gia đình và TV Neo QLED 8K AI thế hệ 3, tất cả nhằm xây dựng một mạng lưới trải nghiệm liền mạch.

LG cũng không kém cạnh. Thông qua hợp tác với Microsoft, LG đưa Copilot AI vào dòng TV OLED mới, đồng thời tích hợp AI ThinQ vào hệ sinh thái gia đình thông minh. LG kỳ vọng mỗi thiết bị không chỉ vận hành thông minh mà còn "tư duy" cùng người dùng.

Apple với bước đi cẩn trọng đã tung ra Apple Intelligence, tích hợp AI sâu vào iPhone, iPad, MacBook, từ Siri thông minh hơn đến tự động hóa quy trình làm việc cá nhân. Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường IDC, hệ sinh thái AI mới của Apple sẽ tạo ra cú hích lớn cho thị trường thiết bị cá nhân trong 3 năm tới.

Ở phân khúc phổ thông, realme với realme 14 Series trang bị AI Performance Engine, POCO ra mắt C71 với camera AI 32MP. Xiaomi cũng phát triển HyperOS AIoT, mở rộng AI từ điện thoại đến hệ sinh thái nhà thông minh.

Chú thích ảnhĐại diện Samsung Vina chia sẻ AI ứng dụng trong các sản phẩm gia dụng phục vụ đời sống con người.

Theo TechInsights, thị trường Edge AI toàn cầu ước đạt 81,9 tỷ USD vào năm 2030 nhờ sự gia tăng các thiết bị tự xử lý dữ liệu tại chỗ như TV, laptop, smartphone mà không cần gửi về đám mây. Các hãng công nghệ đều đang đặt cược lớn vào xu hướng này để tối ưu hóa trải nghiệm, đồng thời đảm bảo quyền riêng tư người dùng.

Tại Việt Nam, Samsung Vina nhận định: "AI sẽ đặt nền móng cho hệ sinh thái kết nối, bền vững". Trong khi đó, đại diện HP Việt Nam chia sẻ: "Ứng dụng AI không chỉ nâng cao năng suất mà còn tái định nghĩa cách con người tương tác với công nghệ".

AI định hình phong cách sống cá nhân

Hiện AI đang trở thành "chiến trường" cạnh tranh mới trong ngành thiết bị tiêu dùng. Ai cá nhân hóa tốt hơn, người đó sẽ chiếm lĩnh trái tim người dùng. Thực tế trước đây, công nghệ đơn thuần là công cụ phục vụ, thì nay với sự bùng nổ của AI, các thiết bị đã trở thành đối tác thông minh đồng hành cùng người dùng.

Chú thích ảnhĐại diện nhãn hàng HP chia sẻ về AI tác động đến đời sống và công việc của mọi người hiện nay.

Cụ thể, với điện thoại thông minh Galaxy S24, ứng dụng Live Translate giúp người dùng dịch thoại trực tiếp trong các cuộc gọi quốc tế, phá vỡ rào cản ngôn ngữ. Trong khi đó, Note Assist hỗ trợ tóm tắt, sắp xếp ghi chú một cách tự động, tăng hiệu suất học tập và công việc.

Ở mảng gia đình, Samsung Ballie không chỉ giám sát an ninh mà còn tự động điều chỉnh nhiệt độ, chiếu video tập luyện, nhắc lịch sinh hoạt - đúng nghĩa một người quản gia AI thực thụ. Công nghệ 3D Map View trên TV Samsung cũng cho phép người dùng kiểm soát mọi thiết bị trong nhà chỉ với một giao diện trực quan.

Trong công việc và học tập, Laptop HP OmniBook Ultra Flip 14 vừa ra mắt đã gây sự chú ý người dùng nhờ AI Companion, cho phép xử lý tài liệu ngoại tuyến, dự đoán nội dung cần tìm kiếm, tự động hóa việc sắp xếp dữ liệu. Đây là ví dụ điển hình cho thế hệ máy tính làm việc đồng hành thay vì đơn thuần vận hành theo lệnh.

Chú thích ảnhAI đang định hình phong cách sống cá nhân. Ảnh minh hoạ

Còn thiết bị gia dụng từ LG với AI ThinQ, Xiaomi HyperOS AIoT không chỉ phản ứng theo lệnh mà còn chủ động phân tích hành vi, tự động điều chỉnh ánh sáng, lọc không khí, giảm tiêu thụ năng lượng phù hợp theo thói quen sinh hoạt.

Theo Euromonitor, đến cuối 2025, 47% người tiêu dùng sẽ ưu tiên sản phẩm có tích hợp AI thông minh, hỗ trợ cá nhân hóa sâu hơn trong trải nghiệm mua sắm, học tập, giải trí.

Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo thách thức về bảo mật. Báo cáo của Forrester chỉ ra rằng, 58% người tiêu dùng lo ngại về quyền riêng tư khi sử dụng thiết bị AI. Các hãng như Apple, Samsung, Google đã cam kết tăng cường bảo vệ dữ liệu bằng các công nghệ bảo mật Edge AI và mã hóa đa tầng.

Chú thích ảnhKhông còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa.

Dù còn những băn khoăn, nhưng lợi ích mà AI mang lại đang tái định nghĩa thói quen sống: Từ cách làm việc linh hoạt hơn, giải trí cá nhân hóa hơn, đến quản lý sức khỏe chủ động hơn. Trong tương lai gần, công nghệ AI không chỉ hiện diện trong thiết bị mà sẽ thấm sâu vào từng hành động nhỏ nhất của cuộc sống hiện đại.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Đại diện các đảng bộ nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Sáng 8/5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng” tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự