Chủ tịch Quốc hội: Có cơ chế, có tiền nhưng không tiêu được?
- Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2022 | 2:58:29 PM
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, vấn đề mua sắm liên quan đến phòng chống dịch đã có nghị quyết cho mua theo cơ chế đặc thù, đặc cách, nhưng một số nơi không dám mua, có nơi mua thì sai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
|
Sáng ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022.
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo nghị quyết của Quốc hội, mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay là 6 - 6,5%. Nếu cộng cả phần tăng thêm 2% nhờ tác động của chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 8-8,5%.
"Đây là thách thức rất lớn. Hiện chi ngân sách vô cùng khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế "rất thấp”. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, trong khi gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế thì "chưa giải ngân được đồng nào", Chủ tịch Quốc hội nêu.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, 14.000 tỷ đồng cho lĩnh vực y tế chưa có danh mục nào. Chương trình "sóng và máy tính cho em" tiền có sẵn mà không tiêu được, không biết lý do là gì, trong khi thể chế không vướng.
"Ngay cả vấn đề mua sắm liên quan đến phòng chống dịch, Quốc hội, Chính phủ đã có nghị quyết cho mua theo cơ chế đặc thù, đặc cách, đặc biệt nhưng xuất hiện 2 trạng thái là một số nơi không dám mua, có nơi mua thì sai. Không hiểu lý do vì sao…", Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề và cho rằng phải làm rõ.
Ông Vương Đình Huệ dẫn lại báo cáo quyết toán ngân sách năm 2020 để thấy chuyển nguồn sang năm sau hơn 600.000 tỉ đồng do không tiêu được ngân sách, chứ không phải không có tiền.
"Đây là vấn đề Chính phủ, Quốc hội băn khoăn. Có người nói cần có giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ nhưng giải pháp mới là gì"? Ông cũng nói thêm, vướng mắc hiện giờ là không chi tiêu được ngân sách và lo nhất là gói kích thích kinh tế 347.000 tỉ đồng cho các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế… chưa phân bổ được đồng nào.
Ông Huệ cho rằng tiền không tiêu được phải chăng là do khâu chuẩn bị đầu tư? Việc mua sắm có tỉnh mời cả cơ quan nội chính, thanh tra, công an vào hội đồng nhưng vẫn không mua được. Rõ ràng trong mua sắm thể chế không vướng gì, thậm chí còn cho cơ chế đặc thù, đặc cách, chỉ định thầu.
"Mở hết cỡ rồi, sao không chuyển biến được thì tôi cũng không hiểu. Mong các đại biểu Quốc hội góp ý, hiến kế”, ông Huệ nêu thêm.
Các tin khác
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.
Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.
Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.