Chính phủ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/9/2024 | 3:31:47 PM

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 26 tỉnh, TP phía Bắc nhằm sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo.

Dự tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành.


Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bão số 3 là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn. Khi đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng (ngày 7/9), gió vùng tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16-17. Duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền. Hoàn lưu bão gây mưa to nên khu vực Bắc Bộ xuất hiện lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét…

Nhờ có sự chỉ đạo tập trung, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nỗ lực, cố gắng rất lớn của nhân dân trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ đã góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Tuy nhiên, các loại hình thiên tai cực đoan tác động dồn dập trong thời gian ngắn đã gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt là thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét. Bão số 3 làm 318 người chết, 26 người mất tích, 1.976 người bị thương, 281.966 nhà bị hư hỏng, tốc mái, 112.034 nhà bị ngập. Bão làm hơn 284,4 nghìn ha lúa, hơn 61,1 nghìn ha hoa màu, hơn 39,1 nghìn ha cây ăn quả, gần 190 nghìn ha rừng bị thiệt hại; hơn 35 nghìn ha và hơn 11,8 nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 44,1 nghìn con gia súc, hơn 5,6 triệu con gia cầm bị chết.

Bão số 3 làm hàng trăm tuyến đường dây, hàng nghìn công trình lưới điện, giao thông, thủy lợi, viễn thông, trường học, y tế, văn hóa,… bị hư hỏng.

Các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu và Phan Thế Tuấn dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Ước tính ban đầu, tổng thiệt hại kinh tế hơn 81,5 nghìn tỷ đồng. Các địa phương bị thiệt hại nặng như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai...

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương đã trực tiếp đến khu vực bị ảnh hưởng để chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân đồng loạt triển khai các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ, cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị thiên tai.

Hiện nay, cơ bản các nhà máy, hệ thống điện, viễn thông, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế,… bị hư hại đã cơ bản được khắc phục; người dân bị bão lũ gây thiệt hại đã ổn định chỗ ở, bắt tay vào sản xuất.

Tại hội nghị, thành viên Chính phủ và các ban, ngành T.Ư cũng như lãnh đạo các địa phương, đơn vị đã có nhiều ý kiến đánh giá, nêu rõ khó khăn, kiến nghị, đề xuất và bài học kinh nghiệm trong công tác dự báo, phòng, chống bão lũ, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ, khắc phục khó khăn do bão gây ra.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai còn hạn chế. Các kịch bản, phương án với những tình huống thiên tai lớn, trên diện rộng, khu vực vùng sâu, vùng xa khi bị chia cắt,... chưa bài bản, chưa phù hợp thực tế. Việc cảnh báo tác động, nguy cơ thiệt hại do bão, mưa lũ chưa cụ thể; người dân chưa hình dung được những thiệt hại to lớn khi bão đổ bộ cũng như tác động sau khi bão đã đổ bộ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng chủ quan trong ứng phó.

Đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị các địa phương làm tốt công tác phòng thủ dân sự để kịp thời ứng phó với thiên tai, hỗ trợ nhân dân. Đồng thời kiến nghị Chính phủ hỗ trợ, nâng cấp trang thiết bị phòng, chống sạt lở, bão lũ ở các địa phương; hỗ trợ các tỉnh, TP có nguy cơ bị bão lũ, sạt lở đất cao làm tốt công tác quy hoạch, tránh bị thiệt hại nặng do thiên tai gây ra.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, cùng với huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc để khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, Quảng Ninh quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, dịch vụ, phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số. Tỉnh đề nghị T.Ư tạo cơ chế, hỗ trợ tài chính nhằm sớm khắc phục các tàu thuyền du lịch, phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản bị hỏng để địa phương khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại hội nghị, sau khi chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, dự báo, truyền thông..., Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu các bài học kinh nghiệm cụ thể: Công tác dự báo, cảnh báo phải kịp thời, chính xác, từ sớm, từ xa. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát tình hình thực tế, quyết liệt quyết đoán, có trọng tâm, trọng điểm, dám chịu trách nhiệm, tất cả vì lợi ích của nhân dân, đất nước.

Đặt ra mục tiêu cứu nạn, bảo vệ sức khỏe, tài sản của nhân dân, của Nhà nước lên trước hết, trên hết. Huy động mọi nguồn lực trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ.

Các bộ, ban, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để chủ động chỉ đạo các cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ.

Đặc biệt coi trọng công tác truyền thông; thông tin kịp thời, chính xác, hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Lãnh đạo các địa phương, đơn vị phải bám sát tình hình, quyết đoán, có giải pháp phù hợp để ứng phó với thiên tai.

Với mục tiêu không để người dân bị đói rét, thiếu nhà ở, học sinh phải được đến trường; các công trường, nhà máy được khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đồng chí đề nghị các bộ, ngành, địa phương bám sát Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về khắc phục hậu quả bão số 3 để thực hiện.

Đồng chí yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, tham mưu, đề xuất kinh phí dự phòng nhằm hỗ trợ cho các tỉnh, TP bị thiệt hại.

Rà soát, khắc phục hạ tầng điện, giao thông, nước, viễn thông. Hoàn thiện các nghị định, thông tư liên quan để hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Đối với những gia đình bị mất nhà cửa, các bộ, ngành, địa phương phải hỗ trợ xây dựng xong chậm nhất đến ngày 31/12/2024 với phương châm "mái cứng, vách cứng, nền cứng”.

Bằng mọi cách khắc phục xong ngay cơ sở trường học, trạm y tế, bệnh viện trong tháng 10 năm nay. Rà soát, thực hiện hiệu quả các chính sách tác động đến các đối tượng bị thiệt hại.

Sơ kết, đề xuất khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bão lũ, cứu nạn, cứu hộ xong trong tháng 10/2024.

Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể làm không tốt, các trường hợp lơ là, chủ quan trong phòng, chống bão lũ và các trường hợp vi phạm như: Găm hàng, tăng giá, thu lợi bất chính trong bão lũ.

Các bộ, ngành, địa phương phải rà soát, đánh giá, đề xuất những dự án, chương trình lâu dài nhằm chống sạt lở. Tập trung vệ sinh môi trường, không để dịch bệnh bùng phát gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của nhân dân.

Đồng chí đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan phối hợp với địa phương xây dựng xong cầu Phong Châu (Phú Thọ) trong năm 2025.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự