Các bước góp ý sửa Hiến pháp trên VNeID
- Cập nhật: Thứ bảy, 10/5/2025 | 2:24:00 PM
Bộ Công an đã có công văn số 1364 về việc tham gia ý kiến giải pháp tiếp nhận góp ý của nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ về tiện ích sử dụng VNeID.
![]() |
Người dân làm thủ tục hành chính tại cơ quan công an
|
Thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với giải pháp phục vụ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VneID.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết Bộ Công an đã có công văn số 1364 về việc tham gia ý kiến giải pháp tiếp nhận góp ý của nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ về tiện ích sử dụng VNeID.
Mô tả giải pháp nền tảng tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID:
Bước 1: Người dân thực hiện đăng nhập ứng dụng VNeID hoặc website https://vneid.gov.vn bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 đang hoạt động.
Bước 2: Người dân thực hiện truy cập vào "Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID".
Bước 3: Người dân chọn đọc Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013.
Bước 4: Người dân thực hiện nhập nội dung góp ý và gửi thông tin.
Bước 5: Bộ Công an tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo chung của Chính phủ.
Về lợi ích giá trị mang lại khi sử dụng ứng dụng VNeID:
Đối với người dân, mọi tầng lớp nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhanh chóng tiếp cận chủ trương, đường lối, quyết sách lớn của Đảng.
Đối với cơ quan nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Hỗ trợ các cơ quan quản lý rút ngắn thời gian lấy ý kiến của nhân dân và tổng hợp ý kiến. Cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn thêm một kênh nắm bắt dư luận hiệu quả, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo, triển khai nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng.
Các tin khác

Sau khi dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, sáng 30/6, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến thăm, động viên cán bộ, công chức, viên chức Đảng ủy, HĐND, UBND phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh (mới).

Chiều 23/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề đến các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh 6 tháng đầu năm 2025.

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Sáng sớm 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Thiên Tân (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến ngày 27/6/2025 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới Borge Brende.