Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát huy giá trị di sản báo chí Bắc Giang

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 9:41:31 AM

Sáng 14/10, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh Bắc Giang và Chi hội Nhà báo các đơn vị chuyên môn thuộc Liên Chi hội Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm chuyên đề: Trao truyền, phát huy giá trị di sản báo chí Bắc Giang.

Các đại biểu dự Tọa đàm chuyên đề: Trao truyền, phát huy giá trị di sản báo chí Bắc Giang.
Các đại biểu dự Tọa đàm chuyên đề: Trao truyền, phát huy giá trị di sản báo chí Bắc Giang.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện có diện tích gần 1.500m2, sau 5 năm thành lập, các tài liệu, hiện vật trưng bày tại bảo tàng đã dày dặn và hấp dẫn hơn. Bảo tàng gồm 5 nội dung trưng bày, với từng giai đoạn lịch sử rõ ràng: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 - 1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

 
hop tac chia se kinh nghiem cung nhau phat huy gia tri di san bao chi bac giang hinh 1

Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh Bắc Giang thăm quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Ngoài các tài liệu, hiện vật quý hiếm như: Tờ Gia Định báo - tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ; Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam, bảo tàng còn trưng bày rất nhiều hiện vật quý, là những trang thiết bị của người làm báo cách mạng qua các thời kỳ.

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - lãnh đạo phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm trên 35.000 tài liệu. Ngoài ra, tại đây đã tổ chức 20 cuộc trưng bày chuyên đề và tọa đàm khoa học về báo chí. Đến nay, bảo tàng đã thu hút hơn 18.000 lượt khách tham quan, trong đó có hơn 150 lượt khách nước ngoài; hàng nghìn lượt theo dõi trên Facebook, website của bảo tàng.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thật sự có ý nghĩa từ Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh Bắc Giang. Trong đó mong muốn nhận được góp ý từ việc tổ chức trưng bày hiện vật, về thông tin các khu trưng bày… giúp cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiểu hơn về lịch sử báo chí nói chung và lịch sử báo chí Bắc Giang nói riêng.

"Hiện Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã có nhiều tư liệu, hiện vật quý về báo chí Bắc Giang, đặc biệt là có các hiện vật của các nhà báo ở Báo Bắc Giang, Tạp chí Sông Thương, Đài Phát Thanh và Truyền Hình Bắc Giang… Tuy nhiên đó mới chỉ là một phần nhỏ trong bề dày lịch sử báo chí Bắc Giang. Bảo tàng Báo chí Việt Nam mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa từ Hội Nhà báo Bắc Giang trong thời gian tới” - nhà báo Trần Thị Kim Hoa chia sẻ.

Phát biểu tại tọa đàm, nhà báo Nguyễn Xuân Chuyển, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Bắc Giang, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh Bắc Giang cho rằng, chúng tôi cảm thấy được những giá trị lớn lao từ các hiện vật đang trưng bày tại Bảo tàng. Đó là những giá vô cùng quý giá của quá khứ, những giá trị vô cùng vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam. Trong đó báo chí Bắc Giang cũng vinh dự được đóng góp một phần nhỏ bé vào niềm tự hào chung đó.

hop tac chia se kinh nghiem cung nhau phat huy gia tri di san bao chi bac giang hinh 3

Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh Bắc Giang đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam hai cuốn sách.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm của địa phương, đơn vị mình để có những giải pháp phát huy giá trị di sản báo chí Bắc Giang. Theo đó, các đại biểu cho rằng trong bối cảnh giao lưu, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị nền báo chí Việt Nam và các địa phương càng trở nên cấp thiết đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều địa phương, thể hiện vai trò trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức…

Cũng tại chương trình, Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh Bắc Giang đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam hai cuốn sách gồm: "Các tác phẩm đoạt giải báo chí Thân Nhân Trung” và "Hội viên và tác phẩm” do Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang xuất bản.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Ngày 01/4/2025, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Tọa đàm lần 2 về cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các thành viên Hội đồng Biên soạn, Tổ giúp việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”.

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội

Chiều ngày 28/3, tại Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Đại hội Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2028 đã diễn ra trọng thể. Dự Đại hội có đồng chí Trần Đức Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Ban thư ký, Ban Chủ nhiệm các chi hội, CLB Nhà báo trực thuộc.

Trong bối cảnh báo chí truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, sự “tinh” không chỉ là nâng cao kỹ năng viết bài mà còn bao gồm việc thích nghi với công nghệ mới.

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Hội đồng thẩm định tác phẩm báo chí ở Bắc Giang đều là những nhà báo uy tín có trách nhiệm lựa chọn, sàng lọc các tác phẩm báo chí chất lượng.

Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự