Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam thăm Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
- Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 6:41:42 AM
Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã tới thăm Di tích Quốc Gia đặc biệt Pác Bó (Cao Bằng), chiều 17/10/2022.
Cách thành phố Cao Bằng khoảng 45 km, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm sát với biên giới Việt -Trung. Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Đây cũng là nơi gắn liền với giai đoạn lịch sử quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm từ 1941 - 1945. Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt mốc 108 trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Một số hình ảnh của đoàn công tác chiều ngày 17/10:

Đoàn công tác đã đến thắp hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Được biết, để bày tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cao Bằng đã xây dựng Nhà tưởng niệm - Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.

Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thay mặt đoàn ghi cảm tưởng

Công trình được khánh thành, đưa vào sử dụng và đón khách đến tham quan từ tháng 5/2011, đúng dịp kỷ niệm lần thứ 121 ngày sinh của Người. Từ ngày đó, nhân dân Cao Bằng và du khách có thêm một công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để mọi người thể hiện tình cảm với Người và hiểu thêm về công lao to lớn của Người.

Đoàn công tác lắng nghe những câu chuyện kể đầy xúc động về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cùng một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng và đoàn công tác trên đường đến Hang Cốc Bó

Suối Lê Nin - thời gian ở Pác Bó, Bác Hồ thường ngồi câu cá, đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.

Đây là địa danh góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguồn của nhân dân cả nước, du khách nước ngoài khi đến thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.

Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là "đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa.

Đoàn công tác tại Hang Cốc Bó - nơi Bác Hồ ở, làm việc, lãnh đạo cách mạng. Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945...

Chiếc giường của Bác giản dị trong Hang là câu chuyện đầy xúc động về sự hy sinh của lãnh tụ Hồ Chí Minh những năm tháng làm cách mạng

Đoàn công tác bên chiếc bàn đá, nơi Bác Hồ ngồi làm việc (thời kỳ 1941-1945)

Đây cũng là nơi tưởng nhớ, khắc ghi công lao to lớn của Người đối với dân tộc, nơi nhân dân thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ đối với Người, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ.
Các tin khác
.jpg)
Ngày 01/4/2025, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Tọa đàm lần 2 về cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các thành viên Hội đồng Biên soạn, Tổ giúp việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”.

Chiều ngày 28/3, tại Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Đại hội Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2028 đã diễn ra trọng thể. Dự Đại hội có đồng chí Trần Đức Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Ban thư ký, Ban Chủ nhiệm các chi hội, CLB Nhà báo trực thuộc.

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…