Chuyển đổi số không phải thêm một nhiệm vụ mới, mà là thêm một cách làm mới
- Cập nhật: Thứ sáu, 2/12/2022 | 3:51:07 PM
“Chuyển đổi số không phải là thêm một nhiệm vụ mới, mà là thêm một cách làm mới. Chuyển đổi số chính là dữ liệu, sử dụng dữ liệu để ra các quyết định”.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng trao đổi chuyên đề tại hội nghị.
|
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tại Hội nghị phổ biến kiến thức chuyển đổi số cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Đại biểu tham dự hội nghị
Sáng 2/12, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ TT&TT tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức chuyển đổi số cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu khẳng định, thời gian qua, Hà Tĩnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ chuyển đổi số. Lãnh đạo tỉnh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.
Đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở Nghị quyết 05, UBND tỉnh cũng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động.
Tuy nhiên, dù đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo nhưng một số nội dung trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) của Hà Tĩnh trong năm 2021 chưa tốt. Với quyết tâm cao cải thiện các bộ chỉ số đánh giá, tỉnh Hà Tĩnh mong muốn Bộ TT&TT hỗ trợ lãnh đạo các cấp, các ngành và đội ngũ giúp việc về chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh nâng cao nhận thức, có thêm kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Qua đó, giúp địa phương có những chuyển biến tích cực về các chỉ số chuyển đổi số trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng trao đổi, giới thiệu chung về chuyển đổi số; chiến lược chuyển đổi số quốc gia; chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh và khuyến nghị, cảnh báo một số vấn đề, nội dung liên quan.
Theo khuyến nghị của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, khi chưa thực hiện chuyển đổi số, cần nhận thức về sự cần thiết, phát hiện và lựa chọn đúng bài toán để giải quyết. Khi đã bắt đầu chuyển đổi số, nhiệm vụ quan trọng nhất là nhận thức về phương hướng, sớm phát hiện ra sự chệch hướng để điều chỉnh. Để dẫn dắt chuyển đổi số, người lãnh đạo cần thiết lập được hệ thống giám sát và các "ngưỡng” cảnh báo sớm (giống như cái phanh của một chiếc xe, không phải để dừng chiếc xe lại, mà để yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn và an toàn hơn).
Một mô hình chuyển đổi số giản lược nhất gồm 3 "người”: Người đặt ra bài toán, người phát triển công cụ và người sử dụng công cụ để giải quyết bài toán. Chuyển đổi số cần sự vào cuộc đồng bộ của cả 3 "người”. Trong đó, người lãnh đạo đặt ra bài toán; đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin và doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển công cụ. Toàn bộ bộ máy của cơ quan, tổ chức cùng sử dụng.
"Chuyển đổi số không phải là thêm một nhiệm vụ mới. Mà chuyển đổi số là thêm một một phương thức phát triển mới. Chuyển đổi số là một hành trình dài. Trên hành trình đó, có những thứ mà chúng ta chưa biết, chưa rõ cách làm. Năm 2021, 2022 là năm chúng ta đã cùng nhau trải nghiệm, cùng nhau khám phá, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện thành công và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Con đường chuyển đổi số của Việt Nam từ đó cũng đã dần được định hình”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết.
Thứ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, chúng ta không thể thịnh vượng trên đôi chân của người khác, vì vậy một mặt chúng ta vẫn phải sử dụng những thành tựu mới nhất của thế giới, nhưng mặt khác Sở TTTT phải luôn có ý thức tìm kiếm, sử dụng những nền tảng xuất sắc của Việt Nam; đồng thời quan tâm việc đào tạo kỹ năng số cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức.
Các tin khác
.jpg)
Ngày 01/4/2025, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Tọa đàm lần 2 về cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các thành viên Hội đồng Biên soạn, Tổ giúp việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”.

Chiều ngày 28/3, tại Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Đại hội Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2028 đã diễn ra trọng thể. Dự Đại hội có đồng chí Trần Đức Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Ban thư ký, Ban Chủ nhiệm các chi hội, CLB Nhà báo trực thuộc.

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…