Giải Báo chí Quốc gia vinh danh 122 tác giả, nhóm tác giả

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2024 | 3:13:38 PM

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII được tổ chức trọng thể vào tối thứ sáu ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô và sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, phát thanh trực tiếp trên VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam. Thông tin trên được Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII cho biết tại cuộc họp báo ngày 19/6, diễn ra tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Lợi phát biểu tại Họp báo.
Ông Nguyễn Đức Lợi phát biểu tại Họp báo.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Viết Nam cho biết, trong số 165 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII.

Giải Báo chí Quốc gia hằng năm là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, có đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí nước nhà; tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm, theo Quyết định số 369/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải Báo chí quốc gia và Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 22/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.

Qua 18 năm tổ chức, đến nay, Giải tiếp tục nhận được sự tham gia chủ động, tích cực, hào hứng của 18/21 Liên chi hội, 30/223 Chi hội trực thuộc, đặc biệt là 63/63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố... Số tác phẩm của tác giả không phải hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là 127 tác phẩm. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của Giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các hội viên và các cấp Hội nhà báo trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Đức Lợi, lễ trao Giải năm nay sẽ được tổ chức theo hướng đổi mới về nội dung, phương thức vinh danh tác giả có tác phẩm xuất sắc đoạt Giải, thể hiện sự trang trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong giới báo chí và toàn xã hội; có tác dụng tập hợp, đoàn kết đội ngũ đông đảo phóng viên, nhà báo đang công tác trong các cơ quan báo chí và các cấp Hội Nhà báo trong cả nước.

Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam Đỗ Thị Thu Hằng cho biết, năm nay, số lượng tác phẩm gửi về dự Giải là 1.905 tác phẩm, trong đó có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện theo quy định. Quá trình chấm sơ khảo được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng Hướng dẫn và Quy chế của Hội đồng Giải. 11 Tiểu ban của Hội đồng Sơ khảo đã làm việc công tâm, hoàn thành chấm sơ khảo đúng thời hạn, đạt chất lượng tốt. Quá trình chấm chung khảo được thực hiện đúng Điều lệ Giải và quy chế làm việc, thể thức bỏ phiếu của Hội đồng Giải.

Theo đánh giá của Hội đồng Giải, các tác phẩm dự Giải đã bám sát các chủ đề lớn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các mặt của đời sống trong năm 2023. Báo chí đã phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện lớn, các vấn đề quan trọng của đất nước, với những mảng đề tài nổi bật như: Nỗ lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2020-2030; Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.

Các tác phẩm cũng nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc; về văn hóa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng các thiết chế văn hóa tại cộng đồng; bảo vệ các giá trị văn hóa trong thời kỳ mới; về bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các vấn đề xã hội nóng như: vụ khủng bố tại Đắk Lắk, chống tham nhũng trong ngành đăng kiểm, hệ lụy của chung cư mini, nạn cắt xén bữa ăn bán trú của học sinh, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu… cũng được quan tâm thông tin.

Cùng với đó là những tác phẩm viết về những tấm gương người tốt việc tốt, những cán bộ "6 dám” nơi đất khó, những cô giáo dân tộc, những sứ giả đại ngàn… với nghĩa cử cao đẹp, có tính thuyết phục, lay động lòng người.

Nhìn chung, các tác phẩm tham dự Giải năm nay có chất lượng tốt. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan toả, ảnh hưởng trong xã hội. Nhiều tác phẩm được đầu tư nghiêm túc, công phu, có bố cục chặt chẽ, cách thức thể hiện gần gũi, sinh động, hấp dẫn người đọc.

Điểm nổi bật năm nay chính là các sản phẩm báo chí đa phương tiện được đầu tư công phu, hấp dẫn. Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại, phát triển báo chí đa nền tảng, đa phương tiện và các hình thức báo chí sáng tạo nhằm tăng sức hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận của công chúng. Ngoài các cơ quan báo chí ở Trung ương, một số báo, đài địa phương cũng có thay đổi trong cách chọn chủ đề, đề tài và triển khai theo phương thức mới mẻ, hiện đại, được đánh giá cao cả về chất lượng và hình thức thể hiện. Có thể thấy, qua mỗi mùa giải, chất lượng tác phẩm dự thi càng ngày càng tốt hơn, khoảng cách giữa báo chí trung ương và báo chí địa phương ngày càng được thu hẹp.

Ảnh báo chí mùa giải năm nay có nhiều tác phẩm tốt hơn năm trước, nhiều bộ ảnh thể hiện tính phát hiện đề tài, cách thể hiện chuyên nghiệp, tuy nhiên ảnh đơn còn ít và yếu. Năm nay, vẫn còn tình trạng một số đơn vị gửi tác phẩm chưa đúng hướng dẫn, nhiều cấp Hội gửi tác phẩm rất muộn. Một số địa phương chưa dành thời gian nghiên cứu, lựa chọn những tác phẩm thật sự xuất sắc, nổi trội…

Bước sang năm thứ 18 – đồng thời là năm thứ 99 báo chí cách mạng Việt Nam, uy tín của Giải Báo chí Quốc gia tiếp tục được khẳng định vững chắc. Giá trị và hình ảnh Giải được lan tỏa rộng khắp các cấp Hội và hội viên. Nhiều Liên Chi hội, cấp Hội lớn vẫn duy trì được chất lượng tác phẩm dự Giải tốt như: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Bộ Công an, Báo Quân đội nhân dân, Hội Nông dân Việt Nam… Bên cạnh đó, nhiều Hội Nhà báo cấp tỉnh đã đầu tư từ công tác chọn đề tài đến hỗ trợ nâng cao chất lượng và tuyển chọn tác phẩm dự Giải...

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Ngày 01/4/2025, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Tọa đàm lần 2 về cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các thành viên Hội đồng Biên soạn, Tổ giúp việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”.

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội

Chiều ngày 28/3, tại Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Đại hội Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2028 đã diễn ra trọng thể. Dự Đại hội có đồng chí Trần Đức Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Ban thư ký, Ban Chủ nhiệm các chi hội, CLB Nhà báo trực thuộc.

Trong bối cảnh báo chí truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, sự “tinh” không chỉ là nâng cao kỹ năng viết bài mà còn bao gồm việc thích nghi với công nghệ mới.

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Hội đồng thẩm định tác phẩm báo chí ở Bắc Giang đều là những nhà báo uy tín có trách nhiệm lựa chọn, sàng lọc các tác phẩm báo chí chất lượng.

Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự