Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/8/2024 | 3:03:05 PM

Sáng ngày 9/8, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức khánh thành, bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cùng các đại biểu thăm quan Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cùng các đại biểu thăm quan Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cùng các nhà báo lão thành, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, đại diện các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo địa phương, thân nhân các giảng viên, học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và đông đảo hội viên nhà báo trong cả nước. Đại diện Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tham dự buổi lễ.


Đại diện Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang chụp ảnh với nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời năm 1949 tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có vị trí đặc biệt trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, là cơ sở đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên ở Việt Nam và duy nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh và Đoàn Báo chí Kháng chiến đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền báo chí, cụ thể là xúc tiến thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trường ra đời là dấu mốc đặc biệt gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tên trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt. Người đặc biệt quan tâm và hai lần viết thư động viên tinh thần dạy và học của thầy và trò. Người căn dặn: "Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!” . Ông Đỗ Đức Dục, Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc, ông Xuân Thủy làm Phó Giám đốc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Trong vòng 3 tháng (từ ngày 4/4 - 6/7/1949), Trường đã tổ chức thành công khóa đào tạo ngắn hạn đặc biệt. Do hoàn cảnh kháng chiến, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được duy nhất khóa học này. Khóa học có sự tham gia của 42 học viên là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí trên cả nước, cùng đội ngũ giảng viên hơn 30 người. Đây đều là những người giàu kinh nghiệm chính trị, lý luận và thực tiễn, cũng như những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ, trí thức cách mạng nổi tiếng.Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những cây bút trụ cột trong các cơ quan báo chí hoặc lĩnh vực văn hóa văn nghệ của đất nước.


Các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam chụp ảnh trước bức phù điêu học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Sau hơn 6 tháng thi công các hạng mục được tu bổ, tôn tạo Trường dạy báo Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn tất. Ngoài phát huy lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, công trình còn gắn kết với các địa danh lịch sử, văn hóa chiến khu Việt Bắc năm xưa; hình thành tuyến du lịch về nguồn, trải nghiệm văn hóa địa phương và khám phá vẻ đẹp của "Thủ đô gió ngàn” thập kỷ 50 của thế kỷ trước, thiết thực chào mừng 79 năm thắng lợi Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, đồng thời mở đầu chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), 75 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025).

                                                                                                                          Công Nguyên

 


Các tin khác
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Ngày 01/4/2025, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Tọa đàm lần 2 về cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các thành viên Hội đồng Biên soạn, Tổ giúp việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”.

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội

Chiều ngày 28/3, tại Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Đại hội Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2028 đã diễn ra trọng thể. Dự Đại hội có đồng chí Trần Đức Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Ban thư ký, Ban Chủ nhiệm các chi hội, CLB Nhà báo trực thuộc.

Trong bối cảnh báo chí truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, sự “tinh” không chỉ là nâng cao kỹ năng viết bài mà còn bao gồm việc thích nghi với công nghệ mới.

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Hội đồng thẩm định tác phẩm báo chí ở Bắc Giang đều là những nhà báo uy tín có trách nhiệm lựa chọn, sàng lọc các tác phẩm báo chí chất lượng.

Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục