Phát động Cuộc vận động sáng tác, dàn dựng tác phẩm văn học nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/7/2023 | 3:41:00 PM

Sáng 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình công bố và phát động Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”.

Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Cuộc vận động sáng tác “Thành phố Hồ Chí Minh – 50 năm tự hào bản anh hùng ca”.
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Cuộc vận động sáng tác “Thành phố Hồ Chí Minh – 50 năm tự hào bản anh hùng ca”.

Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng hơn nguồn tác phẩm văn học nghệ thuật, tạo điều kiện lan tỏa một cách sâu rộng, mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp, góp phần động viên cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Thể lệ, hình thức cuộc vận động gồm các lĩnh vực chuyên ngành: Âm nhạc (ca khúc; giao hưởng, nhạc kịch); Điện ảnh (Phim tài liệu; phim truyện điện ảnh; kịch bản phim điện ảnh); Kiến trúc (tác phẩm có không gian kiến trúc dưới 2.000m2 ; tác phẩm có không gian kiến trúc từ 2.000m2 trở lên); Múa (múa tình tiết; thơ múa, tổ khúc múa, kịch múa); Mỹ thuật (tranh, tượng, cụm tranh, cụm sắp đặt; tượng đài, cụm tượng đài, tranh hoành tráng); Nhiếp ảnh ( ảnh đơn; bộ ảnh, sách ảnh); Sân khấu (kịch bản hoặc vở diễn hoàn chỉnh có thời lượng dàn dựng từ 90 phút trở lên gồm các loại hình: Hát Bội, Cải lương, Kịch nói) và Văn học (Tập truyện ký, Tập truyện ngắn, Tập thơ; Tiểu thuyết).

Phát động Cuộc vận động sáng tác, dàn dựng tác phẩm văn học nghệ thuật

Biểu diễn hòa tấu trong buổi lễ công bố và phát động.

Các cá nhân, tập thể là tác giả, nhóm tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là công dân Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam đều có thể tham gia cuộc vận động. Mỗi tác giả có thể tham gia nhiều thể loại, lĩnh vực khác nhau.

Các kịch bản, tác phẩm văn học nghệ thuật tham gia Cuộc vận động là kịch bản, tác phẩm được công bố từ ngày 1/1/2022 đến 30/4/2024; Chưa đạt giải bất kỳ cuộc thi hoặc cuộc vận động nào và thỏa mãn các điều kiện theo Thể lệ Cuộc vận động này.

Ban tổ chức sẽ nhận tác phẩm từ ngày công bố kế hoạch đến hết ngày 30/4/2024; thời gian thẩm định, tổng kết trao giải dự kiến trong quý II/2024; thời gian dàn dựng, quảng bá tác phẩm: ngay sau khi tổng kết trao giải và những năm tiếp theo.

Theo Ban tổ chức, cơ cấu giải thưởng gồm: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích cho các thể loại và lĩnh vực. Chương trình công bố và trao giải thưởng Cuộc vận động dự kiến sẽ diễn ra vào quý II/2024.

Sau khi tổng kết, trao giải, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có kế hoạch triển khai đầu tư dàn dựng, quảng bá, tạo nên một đợt sinh hoạt nghệ thuật sôi nổi, làm tăng sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của công chúng thông qua các hình thức thể hiện phù hợp; đồng thời, tăng cường giới thiệu, phổ biến, quảng bá các tác phẩm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Phát động Cuộc vận động sáng tác, dàn dựng tác phẩm văn học nghệ thuật

Một tiết mục nghệ thuật trong buổi lễ công bố và phát động.

Phát biểu tại buổi lễ phát động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi kỳ vọng sau đợt phát động sáng tác sẽ thu hoạch được những tác phẩm lớn, hay và có nhiều tên tuổi lớn sẽ xuất hiện, được khẳng định thông qua đợt sáng tác đặc biệt này.

Đồng chí Phan Văn Mãi cũng mong muốn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức, cơ quan liên quan giúp cho thành phố trong việc phổ biến, lan tỏa cuộc vận động và đồng hành để các văn nghệ sĩ sáng tác ra những tác phẩm hay từ cuộc vận động này.

Theo ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, việc đưa giá trị của nghệ thuật thông qua tác phẩm đi vào đời sống xã hội một cách sâu rộng sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho người dân; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với du khách và bạn bè quốc tế. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao sẽ tiếp tục sứ mệnh tô đẹp Thành phố Hồ Chí Minh, xứng danh Thành phố mang tên Bác.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục