Đừng để "bội thực" show thực tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/8/2023 | 4:21:49 PM

Chương trình truyền hình thực tế "Let’s Feast Vietnam - Hành trình kỳ thú" đang lên sóng Netflix châu Á và Danet với các điểm đến là những biểu tượng du lịch của Việt Nam.

Một cảnh trong chương trình “Let’s Feast Vietnam - Hành trình kỳ thú” (Ảnh: HUYỀN THƯƠNG)
Một cảnh trong chương trình “Let’s Feast Vietnam - Hành trình kỳ thú” (Ảnh: HUYỀN THƯƠNG)

Các thí sinh đã tham gia chuỗi thử thách kịch tính với nhiều tình huống éo le khiến khán giả hồi hộp, chăm chú theo dõi màn thể hiện của các đội chơi.

"Let’s Feast Vietnam - Hành trình kỳ thú" là chương trình truyền hình thực tế do Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram...) cùng nhà sản xuất BHD phối hợp thực hiện nhằm quảng bá văn hóa, du lịch, ẩm thực của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chương trình đã có mặt trong Top 7 Trending trên nền tảng giải trí toàn cầu Netflix.

Không chỉ "Let’s Feast Vietnam - Hành trình kỳ thú", sóng truyền hình gần đây còn tràn ngập những chương trình có nội dung và mục đích tương tự - quảng bá văn hóa, du lịch, ẩm thực. Trong khi đó, "La cà hát ca", "Hành trình rực rỡ", "2 ngày 1 đêm" đang chuẩn bị lên sóng.

Tham gia các chương trình này toàn là những người nổi tiếng hoặc có lượng người theo dõi đông đảo trên mạng xã hội. Qua những trang cá nhân có cả triệu người theo dõi của họ, hình ảnh Việt Nam sẽ được lan tỏa nhiều hơn với thế giới qua từng thước phim mà chương trình ghi lại.

Thế nhưng, một mặt nào đó, mở tivi là thấy các chương trình na ná về mục đích, ý nghĩa, dễ khiến khán giả liên tưởng đến việc sóng truyền hình không có gì hơn ngoài việc đi du lịch, thưởng thức ẩm thực. Chưa kể, để chương trình có thể níu chân người xem, nhiều trò chơi được tổ chức cho những người nổi tiếng tham gia. Trong đó, nhiều trò chơi mang tính vận động khá vô bổ.

Chương trình giải trí gắn với việc quảng bá du lịch, văn hóa, ẩm thực là cần thiết. Song, đôi lúc vì quá thiên về giải trí mà quên mất nhiệm vụ quảng bá du lịch, văn hóa cũng khiến chương trình truyền hình thực tế mất điểm. Việc thực hiện các chương trình này là cần thiết nhưng đừng nên quá nhiều vì dễ khiến khán giả "bội thực".

Theo BGTV (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục