Các nhà nghiên cứu hiến kế phát triển văn hóa Bắc Giang
- Cập nhật: Thứ tư, 30/8/2023 | 3:58:49 PM
Tại hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức sáng 29/8 tại Trung tâm hội nghị tỉnh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa Bắc Giang.
|
Giảng viên cao cấp, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Xây dựng văn hóa Bắc Giang thực sự là mục tiêu của phát triển
PGS. TS Nguyễn Toàn Thắng. |
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức tại Hà Nội ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn. Rõ ràng, văn hóa là hệ giá trị, bộ gen di truyền của dân tộc, khẳng định sự tồn tại và phát triển của quốc gia và dân tộc. Cho nên văn hóa là mục tiêu cực kỳ quan trọng mà phát triển KT-XH phải luôn luôn hướng tới, khẳng định sự sinh tồn, vị thế, tầm vóc của dân tộc và đất nước trong các tiến trình lịch sử.
Để xây dựng văn hóa Bắc Giang thực sự là mục tiêu của phát triển cần chú trọng công tác truyền thông (phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tin, quảng cáo, tuyên truyền…) trong toàn tỉnh để quảng bá rộng rãi về tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong tư cách là mục tiêu tối cao mà sự phát triển hướng đến.
Chú trọng nâng cao nhận thức về vị thế và ý nghĩa quan trọng đặc biệt của văn hóa trong tư cách là mục tiêu của phát triển trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, các nhà văn hóa cùng đông đảo quần chúng nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Đó là các chủ thể trực tiếp tham gia lãnh đạo, quản lý phát triển văn hóa, là đông đảo các chủ thể tham gia hưởng thụ, sáng tạo, xây dựng, phát triển văn hóa Bắc Giang, tích cực góp phần hiện thực hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang: Thực sự coi văn hóa là mục tiêu quan trọng của phát triển.
TS Hoàng Thị Hoa, Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ và Xã hội Việt Nam; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Chú trọng đầu tư cho văn hóa và công nghiệp văn hoá tỉnh Bắc Giang
TS Hoàng Thị Hoa. |
Trong 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa, tỉnh cần xác định thế mạnh, tiềm năng phát triển của tỉnh để ban hành chính sách và quy định hỗ trợ, bao gồm việc cung cấp các khoản tài trợ, hỗ trợ tài chính và quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời cần tạo ra môi trường kinh doanh đáng tin cậy để thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh về công nghiệp văn hóa.
Đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua cung cấp các chương trình đào tạo, hỗ trợ cho các nghệ sĩ, nhà sản xuất và nhà quản lý nghệ thuật để nâng cao kỹ năng, chuyên môn trong ngành.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa, việc đầu tư vào một số công trình trọng điểm là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành. Xây dựng và duy trì các cơ sở nghệ thuật như nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm nghệ thuật, bảo tàng, thư viện. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ sĩ và nhà sản xuất có thể tiếp cận các công trình văn hóa.
Khuyến khích các dự án nghệ thuật mới, các phong trào văn hóa cộng đồng và các hoạt động nghệ thuật đa dạng giúp thúc đẩy sự đổi mới, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tăng cường quảng bá, tiếp thị văn hóa để thu hút sự quan tâm và tham gia của công chúng, lan tỏa giá trị văn hóa, thu hút đối tượng khán giả rộng hơn.
Đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trong thời gian tới đây cần tổ chức rà soát mạng lưới nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, các câu lạc bộ, đội văn nghệ, đơn vị nghệ thuật biểu diễn từ tỉnh, huyện, xã, thôn nhằm thực hiện hiệu quả phân bổ trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Khuyến khích hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư kinh doanh hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống. Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư vào lĩnh vực này, do chưa đồng bộ nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp (DN). Trong giai đoạn tới, tỉnh cần nghiên cứu bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi, vừa là nguồn hỗ trợ từ Nhà nước, vừa thu hút nguồn lực từ xã hội, xây dựng các quỹ tạo cơ chế thuận lợi cho DN hoạt động hiệu quả.
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia
Có cơ chế linh hoạt khai thác "kho báu” tài nguyên du lịch
PGS. TS Đặng Văn Bài. |
Tỉnh Bắc Giang hội tụ được cả hai loại tài nguyên du lịch điển hình là: Điều kiện thiên nhiên trù phú, có sự kết hợp giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao tạo nên những cảnh quan sinh thái kỳ thú cùng những thảm động thực vật phong phú - loại tài nguyên thiên nhiên. Bắc Giang là vùng đất cổ gắn với không gian văn hoá Kinh Bắc nổi tiếng từ xa xưa - nơi hội tụ đầy đủ các giá trị lịch sử - văn hóa tích hợp trong các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng phong phú, hấp dẫn như một "kho báu” cho phát triển du lịch văn hoá.
Từ góc nhìn tài nguyên cho phát triển du lịch, tỉnh Bắc Giang có nhiều điểm rất nổi trội, tạo nên nét văn hoá đặc sắc của địa phương. Trong mảng di sản văn hóa phi vật thể, Bắc Giang cũng có đóng góp xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Bắc Giang nên tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho du lịch và xây dựng các thiết chế văn hóa có quy mô lớn tiêu biểu của địa phương, đặc biệt là chương trình chuyển đổi số gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về di sản văn hóa và tài nguyên du lịch, tạo khả năng bảo tồn di sản văn hóa dưới dạng số hoá có thể lưu trữ an toàn, khai thác lâu dài cho phát triển du lịch.
Để phát triển du lịch bền vững, Bắc Giang nên có cơ chế mở và linh hoạt thu hút các DN tư nhân ở địa phương và T.Ư tham gia phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế đất, các gói vay tín dụng ưu đãi…) để từng bước yếu tố "kinh tế tư nhân” có thể vận hành thuận lợi trong cả hai lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững.
Được biết, ở một số địa phương đã có những thành công bước đầu trong việc phát triển mô hình "hợp tác công - tư” trong bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Tỉnh Bắc Giang có thể tham khảo và vận dụng những kinh nghiệm của các tỉnh bạn vào điều kiện cụ thể như là những mô hình thí điểm.
Theo BGDT
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.