Liên hoan các Câu lạc bộ Chèo không chuyên lần thứ II diễn ra vào tháng 10 tới
- Cập nhật: Thứ sáu, 8/9/2023 | 10:20:05 AM
BẮC GIANG - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ (CLB) Chèo không chuyên tỉnh Bắc Giang lần thứ II năm 2023 nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát triển các giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc, đặc biệt là bảo tồn, gìn giữ, thúc đẩy nghệ thuật Chèo phát triển trên quê hương Bắc Giang.
Bảo tồn, gìn giữ, thúc đẩy nghệ thuật Chèo phát triển trên quê hương Bắc Giang.
|
Đối tượng tham gia Liên hoan là các CLB Chèo tại các huyện, thành phố đã được Nhà hát Chèo Bắc Giang đầu tư, giúp đỡ phục hồi và xây dựng từ giai đoạn từ 2005-2023, hiện đang còn duy trì hoạt động thường xuyên.
Mỗi CLB xây dựng chương trình tham gia Liên hoan với thời lượng từ 25 đến 50 phút. Nội dung tham gia gồm 2 phần.
Phần 1: Thi hát Chèo gồm các làn điệu Chèo cổ, các bài hát chèo sáng tác đặt lời mới trên giai điệu của các điệu Chèo cổ có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc; ca ngợi những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang.
Phần hai: Thi biểu diễn các trích đoạn, hoạt cảnh Chèo biểu diễn các trích đoạn trong các vở Chèo cổ, Chèo truyền thống mẫu mực hoặc các hoạt cảnh Chèo có đề tài dân gian hoặc hiện đại được sáng tác mới.
Trong đó, các đơn vị tham gia liên hoan có thể biểu diễn các tiết mục ở các thể loại hát đơn, hát đôi, hát tốp có múa phụ họa hoặc diễn các hoạt cảnh, trích đoạn. Trang phục biểu diễn phải phù hợp với nội dung, hình thức tiết mục của loại hình nghệ thuật Chèo; kết cấu, bố cục chương trình phải bảo đảm tính liền mạch, liên tục và hợp lý trong từng tiết mục.
Liên hoan được tổ chức trong 2 ngày, dự kiến trong tháng 10/2023 tại Hội trường Nhà hát Chèo Bắc Giang, đường Lý Tử Tấn, phường Xương Giang, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.