Phát huy tiềm năng của quần chúng đóng góp cho hoạt động UNESCO
- Cập nhật: Thứ năm, 19/10/2023 | 5:04:52 PM
Sáng 19/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức hội nghị “Vai trò đóng góp của các Hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế”.
Quang cảnh hội nghị.
|
Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam (VFUA) ra đời cách đây 30 năm với mục đích thúc đẩy việc truyền bá các mục tiêu, chương trình hoạt động của UNESCO, thông tin kiến thức về khoa học, giáo dục, văn hoá và thông tin truyền thông, là những lĩnh vực hoạt động chuyên môn của UNESCO, thông qua đó góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước, tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, thông qua mạng lưới tương đối rộng lớn, góp phần thúc đẩy sự tham gia của quần chúng đóng góp cho mục tiêu phát triển đất nước và góp phần hiện thực hóa những tiêu chí và lý tuởng cao đẹp của UNESCO vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững.
Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia phát triển đầy đủ các mô hình Câu lạc bộ, Trung tâm và cả Hội UNESCO. Hoạt động của VFUA có thể coi là điểm sáng trong mạng lưới phong trào UNESCO thế giới khi phát triển cân đối và hài hòa trên cả 4 lĩnh vực: Văn hóa - Khoa học - Giáo dục - Thông tin và Truyền thông.
Ngay sau ngày thành lập, VFUA đã chính thức trở thành thành viên chính thức của mạng lưới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mạng thế giới.
"Suốt nhiều năm làm việc cùng Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, tôi nhận thấy VFUA luôn tập trung xây dựng các tiêu chuẩn cao về tổ chức, tính nhân văn và ý chí mạnh mẽ để tiếp tục hoạt động ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc thúc đẩy các vấn đề, chủ đề liên quan đến lý tưởng của UNESCO, đặc biệt là tăng cường sự phát triển của đất nước và hợp tác quốc tế”, ông George Christophides - Chủ tịch Danh dự Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới khẳng định.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.