Báo Văn nghệ kỷ niệm 75 năm Ngày ra số đầu tiên

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2023 | 4:22:06 PM

Ngày 26/10, tại Hà Nội, Báo Văn nghệ - Cơ quan của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày ra số báo đầu tiên.

Đông đảo đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: nhandan.vn
Đông đảo đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: nhandan.vn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc mừng. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tại Lễ kỷ niệm, đại diện Báo Văn nghệ đã đọc thư Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi chúc mừng Báo nhân Ngày ra số đầu tiên. Trong thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Suốt 75 năm xây dựng, phát triển, kể từ ngày ra số đầu tiên đến nay, làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy", vượt qua bao gian khổ, ác liệt của các cuộc chiến tranh và những khó khăn, thách thức của công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, Báo Văn nghệ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu, trưởng thành về mọi mặt, với nhiều ấn phẩm có chất lượng, nhiều cây bút có tên tuổi được bạn đọc quý mến. Báo Văn nghệ là một trong những địa chỉ tiêu biểu của nền báo chí cách mạng nước nhà luôn luôn đồng hành cùng những chặng đường vẻ vang của Đảng, của dân tộc, góp phần cùng các cơ quan báo chí trong nước hoàn thành tốt trọng trách của báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, Báo Văn nghệ không chỉ mang những thành tựu sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ đến với nhân dân, còn là diễn đàn trao đổi học thuật, đưa đường lối văn nghệ của Đảng đến với các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ; đồng thời là cầu nối để giới văn nghệ đóng góp ý kiến, thể hiện sự sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển văn hóa dân tộc, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với những cố gắng, nỗ lực, thành tích đặc biệt xuất sắc của các thế hệ nhà thơ, nhà văn, người làm báo Văn nghệ trong 75 năm qua, báo Văn nghệ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, biểu dương, chúc mừng những thành tích rất đỗi tự hào của những người làm Báo Văn nghệ, đồng thời bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các văn nghệ sĩ tiền bối, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và đông đảo đội ngũ cộng tác viên, những người đã đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng để làm nên truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào của tờ báo Văn nghệ, góp phần xây dựng nền văn hóa cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển.

Tổng Bí thư tin tưởng và mong rằng, dưới ánh sáng của các nghị quyết của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất định những người làm báo Văn nghệ cùng với đội ngũ cộng tác viên hùng hậu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm qua, đoàn kết, ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ để có nhiều hơn nữa những tác phẩm báo chí có giá trị cao, xứng đáng là một trong những cơ quan báo chí trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Nhà văn Khuất Quang Thụy, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ cho biết: Cách đây 75 năm, vào tháng 3/1948, tại thôn Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Văn nghệ - tiền thân của tờ báo Văn nghệ hôm nay, tiếng nói của văn nghệ sĩ kháng chiến kiến quốc đã ra đời. Trên chặng đường xây dựng, phát triển, Tạp chí Văn nghệ đã chuyển thành một tờ tuần báo, do Hội Văn nghệ Việt Nam rồi Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là cơ quan chủ quản.

Đến năm 1957, sau khi Hội Nhà văn Việt Nam ra đời, tờ báo được chuyển về trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, là diễn đàn quan trọng hàng đầu của văn hóa, văn học cách mạng, luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước; là nơi tập hợp đội ngũ các văn nghệ sĩ trong cả nước, tuyển chọn và công bố các tác phẩm chất lượng cao, những tác phẩm có xu hướng đổi mới sáng tạo, để hỗ trợ khích lệ đội ngũ những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa văn học nghệ thuật trên con đường tìm tòi sáng tạo.

Tờ báo đã thu hút sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn trong nền văn học nghệ thuật nước nhà như: Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, Hoài Thanh, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Tú Mỡ, Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước...

Đất nước thống nhất, Báo Văn nghệ luôn bám sát thực tiễn, phản ánh cuộc sống đa dạng, sinh động, không kém phần quyết liệt trong công cuộc xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh và chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và trên những vùng biển đảo đầy sóng gió Hoàng Sa - Trường Sa.

Năm 1995, Báo Văn Nghệ cho xuất bản thêm tờ phụ san Văn nghệ Trẻ và Văn nghệ dân tộc miền núi, mở rộng diễn đàn, có thêm không gian cho các cây bút, nhất là các cây bút trẻ vùng đồng bào dân tộc và cả nước. Trong thời gian ngắn, phụ trang Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ dân tộc miền núi của Báo Văn nghệ đã trở thành những ấn phẩm báo chí có uy tín, phát hành mỗi số hàng chục ngàn bản. Đến năm 2008, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hai tờ Báo Văn nghệ trẻ, Tạp chí Văn nghệ dân tộc miền núi dừng xuất bản.

Từ năm 2016, Báo Văn nghệ đã xây dựng, đưa vào vận hành thành công Báo Văn nghệ điện tử và phụ trang Văn nghệ Trẻ điện tử tại địa chỉ: baovannghe.com.vn; baovannghe.vn, mở ra một trang mới trong quá trình xây dựng, trưởng thành của Báo Văn nghệ.

Từ năm 1998 đến nay, Báo Văn nghệ đã tổ chức 12 cuộc thi sáng tác văn học lớn nhỏ, ở tất cả các thể loại truyện ngắn, thơ, bút ký, góp phần phác thảo nên diện mạo của một xu hướng văn chương mang trầm tích của tự do sáng tạo.

Với những thành tựu xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước của dân tộc, Báo Văn nghệ được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và Huân chương Độc Lập hạng Nhất.

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 75 năm Ngày ra số đầu tiên, Ban Biên tập Báo Văn nghệ ra mắt giao diện báo Văn nghệ điện tử tại địa chỉ: baovannghe.com.vn; baovannghe.vn và ra mắt Báo Văn nghệ trẻ điện tử, tại địa chỉ: vannghetre.com.vn và vannghetre.vn.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục