Phong tục Halloween trên thế giới khác nhau như thế nào?

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 4:17:36 PM

Lễ hội hóa trang, trẻ con đi xin kẹo, đốt lửa trại, đớp táo, làm đèn lồng bí ngô là những phong tục phổ biến trong đêm Halloween. Nhưng với các quốc gia khác nhau, lại có những tục lệ khác nhau.

Phong tục đốt lửa trại ở Ireland
Phong tục đốt lửa trại ở Ireland

Halloween (viết rút gọn của từ "All Hallows' Eve" - Đêm trước Lễ các Thánh) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm, buổi tối trước Lễ các Thánh trong Kitô giáo Tây phương. Sự kiện này là để tưởng nhớ những người đã khuất, gồm các vị thánh và các vị tử đạo. Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là hóa trang, xin kẹo, đốt lửa, khắc đèn lồng bí ngô, đớp táo, kể chuyện kinh dị.

Ireland và Scotland

Ireland còn được xem là vùng đất của lễ hội Halloween, nơi vẫn gìn giữ một số phong tục cổ truyền như đốt lửa, quây quần trong đêm 31/10. Mọi người cùng nhau ăn bánh barnbrack - loại bánh nướng trái cây truyền thống. Trong đó, người ta sẽ bọc cọng rơm hay cái vòng nhỏ bằng vải và đặt vào trong bánh, ai ăn trúng chiếc vòng sẽ gặp may mắn, còn ăn trúng cọng rơm sẽ trở nên giàu có.

Ngoài ra, họ vẫn giữ phong tụ "đớp táo" quen thuộc. Táo được treo trên khung cửa hoặc cành cây, người chơi cố gắng cắn được quả táo sẽ là người chiến thắng. Một số trò chơi khác liên quan đến táo như thi gọt vỏ táo, lấy táo trong thùng nước, ai gọt được vỏ táo càng dài thì càng gặp may.

Bắc Mỹ

Trick or treat (cho kẹo hay bị ghẹo) là phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween, bắt nguồn ở Ireland và Scotland từ thế kỷ 19 nhưng dần phổ biến ở Bắc Mỹ. Trẻ em trong trang phục hóa trang ma quỷ, thường đi thành đoàn, xách theo một túi đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác xin kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi: "Trick or treat?". Nếu không đồng ý cho kẹo, những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà.

phong tuc halloween tren the gioi khac nhau nhu the nao hinh 2


Trick or Treat vào Halloween

Mexico

Lễ hội Halloween của người Mexico còn được gọi là El Día de los Muertos (Ngày của người chết), diễn ra từ ngày 31/10 đến 2/11, khi các gia đình có thể ở bên nhau trong thời gian ngắn với linh hồn người thân đã khuất. Người ta tin rằng vào ngày này, ranh giới giữa hai thế giới sẽ biến mất. Người đã mất có thể gặp gỡ, ăn uống và khiêu vũ cùng những người còn sống. Các gia đình thường làm những món ăn yêu thích của người đó cùng các lễ vật đặt tại khu mộ để thờ cúng. Nơi này cũng có thể được trang trí bằng nến hoặc những bông hoa cúc.

 

Italia

Được tổ chức vào ngày 1/11, lễ hội Ognissanti có lịch sử từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Đây là ngày để người Italia tôn vinh các vị thánh của Giáo hội Công giáo. Ngày hôm sau 2/11, được gọi là Giorno dei Morti, hay "Ngày của người chết". Mỗi vùng đều có những nghi lễ và truyền thống riêng. Ở Sicily, người ta tin rằng người chết sẽ mang kẹo hoặc những món quà nhỏ đến cho những đứa trẻ ngoan. Ở vùng Lombardy, người ta có phong tục để một bình đầy nước trong bếp để người chết uống khi họ về thăm nhà vào ban đêm.

Nhật Bản

Với người Nhật, Halloween không phải lễ hội truyền thống nhưng từ khi công viên Tokyo Disneyland lần đầu tiên tổ chức lễ Halloween năm 2000, ngày lễ này đã trở nên phổ biến trên khắp cả nước. Các bữa tiệc diễu hành đường phố là nơi các bạn trẻ thể hiện khả năng cosplay, hóa trang. Đặc biệt, đêm Halloween, những chuyến tàu trở thành điểm vui chơi, ăn mừng với các chủ đề rùng rợn như thây ma, ma cà rồng... Cho tới nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia có khả năng cosplay ấn tượng nhất.

phong tuc halloween tren the gioi khac nhau nhu the nao hinh 3


Lễ hội hóa trang Halloween diễn ra rất sôi nổi ở Nhật

Philippines

Pangangaluluwa là một phong tục của người Philippines nhằm tưởng nhớ những linh hồn đã khuất. Vào tối Lễ các Thánh (1/11), trẻ em mặc khăn trải giường trắng trông giống những bóng ma hoặc những linh hồn bị mắc kẹt trong luyện ngục, đến gõ cửa từng nhà để hát và cầu nguyện. Đôi khi, trẻ em còn được nhận quà. Pangangaluluwa cũng là thời điểm các gia đình đến nghĩa trang để tưởng nhớ những người thân yêu của mình bằng nhiều món ăn, trò chơi và chia sẻ những câu chuyện về quá khứ.

Costa Rica

Lễ hội hóa trang Dia de la Mascarada được tổ chức trên khắp Costa Rica. Những người tham gia đeo những chiếc mặt nạ thủ công lớn, đầy màu sắc và nhảy múa trên đường phố theo điệu nhạc dân gian. Đây là truyền thống 200 năm tuổi. Các cuộc diễu hành quan trọng nhất diễn ra ở các địa phương như Cartago, Escazu và Barva de Heredia - những thành phố nổi tiếng với kỹ nghệ làm mặt nạ.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục