Quảng bá và gia tăng giá trị kinh tế của du lịch nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/11/2023 | 2:02:15 PM

Phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch nông thôn là xu hướng phát triển bền vững nhằm hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam với quốc tế, góp phần định hướng ngành nông nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả.

Hai bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm khi tham quan mô hình du lịch cộng đồng Bình Thành tại xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Ảnh: Đinh Hương/TTXVN
Hai bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm khi tham quan mô hình du lịch cộng đồng Bình Thành tại xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Ảnh: Đinh Hương/TTXVN

Mô hình này giúp các địa phương khai thác nguồn lực sẵn có, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn. Đồng thời, du lịch nông nghiệp cũng giúp duy trì, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc, vùng miền, từ đó góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế cộng đồng, địa phương. Ngành Du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, sinh thái nông nghiệp, nông thôn đã hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc vào Nam, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cả nước có khoảng 400 điểm khai thác các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, phần lớn là theo mô hình du lịch cộng đồng. Nhiều địa phương đã trở thành điểm đến du lịch nông thôn tiêu biểu như Lào Cai, Sơn La, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Nam, Huế… Cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới và OCOP đã tạo điểm nhấn thu hút ngày càng nhiều du khách trải nghiệm du lịch nông thôn.

Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa nghề trồng rau của Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống". Làng rau Trà Quế là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách khi đến Hội An. Du khách tận hưởng khung cảnh làng quê mộc mạc, yên bình, trải nghiệm làm nông dân cuốc đất, tưới nước gàu sòng; thưởng thức những món ăn dân dã truyền thống địa phương được chế biến từ nguyên liệu ở chính làng rau này.

Chú thích ảnh

Chèo ghe chở du khách tham quan rừng dừa nước Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi. Ảnh: Đinh Hương/TTXVN

Mới đây, Trung tâm Thông tin du lịch thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã xây dựng và cho ra mắt chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn để triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Chuyên trang có địa chỉ https://nongthon.vietnamtourism.gov.vn nằm trên website chính thức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, góp phần tuyên truyền tiềm năng, thế mạnh, nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm, đa giá trị.

Đây là nỗ lực nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương. Hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nâng cao chất lượng nông nghiệp, đời sống nông dân, góp phần thúc đẩy gia tăng cơ cấu, giá trị dịch vụ du lịch trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Trang giới thiệu các mô hình, kinh nghiệm hay ở trong nước và quốc tế về phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch xanh, bền vững, du lịch cộng đồng, sinh thái, áp dụng chuyển đổi số... Cùng với đó là quảng bá tiềm năng, vẻ đẹp điểm đến du lịch ở vùng nông thôn, chương trình du lịch, tour tuyến; sản phẩm du lịch nông nghiệp, OCOP, sản vật của ở các vùng miền để thu hút khách du lịch về các vùng quê, tham gia trải nghiệm, mua sắm, tiêu thụ nông sản, góp phần gia tăng giá trị kinh tế của du lịch nông thôn.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục