Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/11/2023 | 2:46:13 PM

Tối 23/11, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử phối hợp báo VnExpress và Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT tổ chức Chương trình "Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam" tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chương trình nằm trong khuôn khổ Chiến dịch “Tin” với thông điệp “Tin trên mạng, tin cho đúng”.

Đại sứ Chiến dịch
Đại sứ Chiến dịch "Tin” - Hoa hậu Lương Thùy Linh chia sẻ về phương pháp kiểm chứng tin giả.

Đây là một trong những chuỗi hoạt động của Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024, với sự đồng hành xuyên suốt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa.

Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam ảnh 1

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chia sẻ: "Đây là lần đầu Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chiến dịch mạng, tập trung vào vấn đề tin giả. Rất vui là cộng đồng mạng, các nhà sáng tạo nội dung số nổi tiếng, cơ quan báo chí đều nhiệt tình hưởng ứng tích cực".

Chiến dịch "Tin” được tổ chức từ tháng 9 đến tháng 11/2023, bao gồm các hoạt động chính: Cuộc thi sáng tạo nội dung Anti Fake News trên nền tảng TikTok, Chương trình tổng kết Chiến dịch Tinternet và chuỗi bài truyền thông lan tỏa thông điệp chương trình, với mục tiêu cung cấp những thông tin, kỹ năng cơ bản để người sử dụng Internet có thể nhận biết, phát hiện, phòng chống tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Đồng thời, chương trình cũng hướng đến mục tiêu giúp cho người dùng Internet nhận thức rõ trách nhiệm trong việc đăng tải, cung cấp, chia sẻ thông tin trên không gian mạng.

Qua hai tháng tổ chức, Chiến dịch "Tin” được sự quan tâm lớn từ các cơ quan báo chí, truyền thông và đông đảo công chúng. Chỉ sau gần một tháng phát động, chiến dịch "Tin" nhận được hơn 50 bài dự thi với 150 triệu lượt xem. Bên cạnh đó, còn có hơn 100 bài hưởng ứng (không tham gia thi) với 280 triệu lượt xem. Tổng cộng, đến nay có 1,5 triệu video gắn hashtag Anti Fake News trên nền tảng TikTok, đạt hơn 5 tỷ lượt xem.

"Đó là con số rất ấn tượng, thể hiện sự đồng lòng, chung sức cùng với cơ quan quản lý Nhà nước để tham gia vào cuộc chiến chống tin giả trên không gian mạngHy vọng thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức người dùng, văn hóa mạng sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các nhà sáng tạo nội dung, Tiktoker, cơ quan báo chí như lần này", ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Là một trong những hoạt động chính nhằm tổng kết Chiến dịch "Tin”, Chương trình "Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam" được tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với gần 1.000 đại biểu và sinh viên tham dự xuyên suốt các hoạt động trong cả ngày 23/11.

Chương trình có sự tham gia của đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ Chiến dịch "Tin” - Hoa hậu Lương Thùy Linh, đại diện doanh nghiệp và những nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trên nền tảng mạng xã hội như Vũ Dino, diễn viên Nguyễn Lâm Thảo Tâm…

Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam ảnh 2

Ông Nguyễn Bá Diệp, nhà đồng sáng lập Momo.

Chia sẻ tại chương trình, ông Nguyễn Bá Diệp, nhà đồng sáng lập Momo cho rằng, tin giả nằm trong số những rủi ro toàn cầu hàng đầu thế giới. Ông đưa ra công bố của Đại học Baltimore năm 2019, tổng chi phí thiệt hại từ vấn nạn này là 78 tỷ USD cho thị trường Mỹ, 70% thiệt hại này ảnh hưởng đến giá cố phiếu. Xu hướng tin giả cũng gia tăng trong giới tài chính.

Chương trình gồm các hoạt động chính: Hội thảo "Tin nên tin” với phần chia sẻ, truyền cảm hứng về chủ đề phòng chống và hạn chế tin giả, tin sai sự thật cũng như câu chuyện làm nghề của những người sản xuất thông tin và sáng tạo nội dung trên Internet; Lễ trao giải Cuộc thi "Anti Fake News tôn vinh và trao thưởng cho những video xuất sắc trong khuôn khổ cuộc thi với giải Nhất thuộc về Tiktoker Lê Phúc Thành.

Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam ảnh 3

Tọa đàm "Tin nên Tin".

Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam ảnh 4

Giải nhất cuộc thi "Anti Fake News" được trao cho Tiktoker Lê Phúc Thành.

Chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam góp phần lan tỏa thông điệp của Chiến dịch "Tin” trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia Internet để tạo nên một không gian mạng trong sạch và an toàn.

Từ năm 2020 đến nay, với sự đồng hành của Vinamilk, Dự án phát triển báo chí Việt Nam đã tổ chức thành công hơn 30 hoạt động bao gồm tổ chức các khóa tập huấn, các diễn đàn, hội thảo về công nghệ, báo chí, xuất bản 08 cuốn sách về nghiệp vụ báo chí... tiếp cận được đến với hơn 15.000 lượt các nhà quản lý báo chí, cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên báo chí trên cả nước. Chương trình Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam là một trong những hoạt động ý nghĩa của dự án.

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục