Đặc sắc 'Chợ phiên - Chào năm mới 2024'
- Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2023 | 5:01:23 PM
"Chợ phiên - Chào năm mới 2024" là chủ đề các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 30 - 31/12/2023 và 1/1/2024 nhằm giới thiệu nét văn hóa đầu xuân mới qua ẩm thực, nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán.
Tiết mục múa của dân tộc Thái tại không gian chợ. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
|
Qua đó, du khách hiểu thêm những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá giá trị văn hóa truyền thống.
Điểm nhấn là phiên chợ vùng cao ngày Tết, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao đón chào năm mới 2024. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực.
Điểm nhấn chính là sắc màu văn hóa, sản vật cùng cao, ẩm thực truyền thống. Cùng với đó là không gian trưng bày tranh "Phiên chợ ngày xuân" với những bức ảnh về vẻ đẹp của vùng đất, con người huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Đặc biệt, 13 nghệ nhân đồng bào dân tộc Mông huyện Xín Mần sẽ giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian múa khèn.
Khèn là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Đây không chỉ là nhạc cụ, còn là đạo cụ, nhạc khí kết nối với thế giới siêu nhiên, phương tiện kết nối cộng đồng. Nghệ thuật trình diễn dân gian của người Mông gắn liền với chiếc khèn. Chỉ cần cất lên tiếng khèn là cả cộng đồn hòa mình vào từng giai điệu. Lần này, các nghệ nhân trình diễn múa khèn đơn, khèn đôi; giới thiệu cấu tạo của khèn, cách sử dụng khèn; giúp du khách hòa cùng không khí ngày hội.
Đồng bào dân tộc Dao, Mông huyện Xín Mần sẽ trình diễn trang phục dân tộc; đồng bào Nùng giới thiệu nghệ thuật thêu và chà bóng vải đen. Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có kiểu dáng, cách trang trí hoa văn khác nhau; được thiết kế tiện cho việc đi lại và thuận lợi để lao động. Đi cùng trang phục là các loại vòng cổ, vòng tay bằng bạc.
Cộng đồng các dân tộc thực hiện chương trình dân ca dân vũ "Phiên chợ ngày xuân", ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, đồng bào Nùng huyện Xín Mần trình diễn nghệ thuật múa ngựa giấy. Đồng bào Dao tái hiện lễ hội cầu mùa. Lễ này thường được tổ chức trang trọng với sự tham gia của cả cộng đồng vào dịp cuối năm hoặc đầu năm mới. Bằng các nghi lễ truyền thống, điệu múa cầu mùa thể hiện sự tôn kính với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất. Lễ hội không chỉ là nét văn hóa truyền thống, còn thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống của đồng bào.
Nhóm đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động tại Làng sẽ tham gia thi thổi xôi ngũ sắc và mâm cơm mừng năm mới. Đại diện các nhóm đồng bào, nghệ nhân chia làm 3 đội sẽ thực hiện đồ xôi với 3 chõ đồ với các màu sắc khác nhau, nhuộm màu tự nhiên. Xôi màu đỏ được gọi là "khảu đeng", ngâm gạo với cây khảu đeng; xôi màu tím "khảu cắm" được ngâm với cây khảu cắm; xôi màu vàng được gọi là "khẩu lương" được ngâm với hoa bó phón. Còn xôi màu xanh được gọi là "khảu kheo" được ngâm với lá cơm nếp hoặc lá dứa; xôi màu trắng được gọi là "khảu đón". Sau đó, các nghệ nhân sẽ trình bày mâm xôi ngũ sắc, "Mâm cơm đoàn kết" đón chào năm mới cùng du khách.
Đồng bào dân tộc Lào đến từ huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La sẽ tái hiện lễ vào nhà mới. Thông qua đó, du được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thưởng thức ẩm thực độc đáo, dân ca dân vũ và hiểu thêm về mơ ước thuần hậu, tinh thần lạc quan, yêu đời… của đồng bào.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.