Tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/12/2023 | 9:01:23 AM

Chiều 12/12, tại chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh dâng hương tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Đồng chí Mai Sơn cùng các đại biểu dâng hương tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Đồng chí Mai Sơn cùng các đại biểu dâng hương tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Theo sử sách, thời Trần có ba trung tâm đầu não của Phật phái Trúc Lâm là Hoa Yên (Yên Tử), Quỳnh Lâm (Đông Triều) và Vĩnh Nghiêm, trong đó Hoa Yên được xem như kinh đô, còn Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm là hai vệ tinh lớn nhất của kinh đô Phật giáo Yên Tử Đại Việt dưới thời Trần. 

Phật hoàng Trần Nhân Tông là người có công mở mang, khai sáng chùa Vĩnh Nghiêm. Pháp Loa tôn giả là người phát triển chùa Vĩnh Nghiêm thành vệ tinh của kinh đô Phật giáo Yên Tử - trung tâm hành chính của Giáo hội Phật giáo Đại Việt. Qua nhiều năm điền dã, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa chốn tổ Vĩnh Nghiêm với đỉnh thiêng Tây Yên Tử qua hệ thống chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử, những nơi đó đều in đậm dấu chân Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm (1258-1308). Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngai vàng để đi tu và đắc đạo, thống nhất Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ. 

Chùa Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm.

Ngài cũng là người xây dựng và phát triển dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm nét Phật giáo Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, nhân dân, tăng, ni, phật tử tôn ngài là vị vua Phật Việt Nam. Với nhân loại, Người được tôn vinh là bậc tôn giả giàu lòng nhân ái vị tha. Năm 2016, Trường Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ đã thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng quốc tế về hòa giải mang tên Người.

Được biết, sáng 13/12/2023, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Giang và chư tăng, ni chùa Vĩnh Nghiêm long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục