Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII dự kiến tổ chức vào ngày 1/2/2024

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/1/2024 | 9:03:15 AM

Chiều 3/1, tại Hà Nội, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VIII - năm 2023 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải.

Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu ý kiến kết luận tại cuộc họp. Ảnh: xaydungdang.org.vn
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu ý kiến kết luận tại cuộc họp. Ảnh: xaydungdang.org.vn

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trương Thị Mai biểu dương và đánh giá cao công tác chấm giải nghiêm túc, khách quan của Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo; sự chuẩn bị tích cực, chu đáo của các cơ quan, đơn vị đồng tổ chức Giải.

Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII - năm 2023 là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, dự kiến được tổ chức vào ngày 1/2/2024 nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024). 

Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan đồng tổ chức Giải rà soát kỹ các công việc được phân công, triển khai, thực hiện tốt một số công việc chuẩn bị cho Lễ trao giải như: Hoàn chỉnh kịch bản và các phóng sự về Giải; tuyên truyền, quảng bá về Giải và các tác phẩm đoạt giải trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo hiệu ứng lan tỏa trong cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Lễ công bố và trao Giải cần được tổ chức chu đáo, trang trọng, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính nghệ thuật, hấp dẫn, xứng tầm với một giải báo chí lớn, tạo động lực, khí thế mới, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân ra sức phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024.

Tại cuộc họp, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng Ngô Minh Tuấn (Cơ quan Thường trực Giải Búa liềm vàng) cho biết, các tác phẩm tham dự Giải năm nay ở các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phong phú về chủ đề, thể loại, phủ khắp tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Hầu hết các tác phẩm bám sát các vấn đề nóng, sự kiện nổi bật, nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị và đất nước. Nhiều tác phẩm đi sâu phản ánh vấn đề thời sự của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Một số tác phẩm đề cập tới những vấn đề bức xúc hiện nay, có tính phản biện xã hội, chiến đấu cao.

Từ 120 tác phẩm được Hội đồng Sơ khảo xét chọn, giới thiệu chấm chung khảo, Hội đồng Chung khảo xem xét, thống nhất lựa chọn ra các tác phẩm xuất sắc nhất để trao 6 giải A, 12 giải B, 18 giải C, 30 giải Khuyến khích và 6 giải chuyên đề gồm: Tác phẩm xuất sắc về tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng; Tác phẩm xuất sắc về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; Tác phẩm xuất sắc về đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; Tác phẩm xuất sắc về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Tác phẩm xuất sắc về đấu tranh chống "diễn biến hòa bình”; Tác phẩm xuất sắc về phát hiện tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 15 cơ quan báo chí, hội nhà báo và ban tuyên giáo, ban tổ chức cấp ủy có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức tham gia hưởng ứng Giải. Năm nay, Ban Tổ chức cũng chọn một số nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm đoạt Giải để biểu dương, khen thưởng.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục