Khơi dậy sức mạnh văn hóa Bản sắc địa phương: Chìa khóa để hội nhập

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2024 | 3:54:42 PM

Trong nền văn hóa giàu bản sắc của nước ta, có nhiều phong tục, tập quán đại diện cho bản sắc văn hóa của các địa phương và có khả năng lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế thông qua hoạt động du lịch. Đó là nguồn tài nguyên quý giá, là sức sống góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng chiều sâu của sự phát triển văn hóa - xã hội trong thời đại hội nhập.

Một góc huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận). Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Một góc huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận). Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Một góc phố cổ Hội An.
Một góc phố cổ Hội An.

Đề cao bản sắc vùng miền, địa phương

Dưới góc độ của một địa phương, việc giới thiệu, lan tỏa bản sắc văn hóa của mình thông qua du lịch cũng là thể hiện sự tôn trọng của chính quyền và người dân đối với các giá trị văn hóa đặc hữu của vùng đất. Đây là tư tưởng mới và hợp lý trong thời đại giao lưu văn hóa mạnh mẽ toàn cầu dựa trên nền tảng giao lưu nhân dân. Việc đổi mới nếp sống, cách nghĩ trong xây nên một nền tảng văn hóa đậm chất truyền thống, nhưng cũng mang dấu ấn hội nhập cũng là góp phần cho sự phát triển toàn diện.

Thực tế trong vài năm gần đây cho thấy, mỗi địa phương của Việt Nam đều ra sức nâng cao hình ảnh, thương hiệu của tỉnh, thành phố để trở thành điểm đến quan trọng. Cùng với đó là công tác tuyên truyền, tăng cường mở rộng quan hệ với các đối tác trong khu vực và thế giới đang được thực hiện bài bản, có chiều sâu. Đơn cử, tỉnh Ninh Bình đã hết lòng giới thiệu văn hóa, cuộc sống, hình ảnh các điểm tham quan, quảng bá mạnh hình ảnh quần thể di sản Tràng An, cố đô Hoa Lư với các đối tác châu Âu tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2023 (tổ chức ở Berlin, CHLB Đức) để các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thấy sự đổi thay và đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng du lịch của mình. Hay như Quảng Nam đã tận dụng lợi thế có hai di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn để quảng bá mạnh mẽ tới các nước trên thế giới. Tiếng vang từ các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam tại Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… với sự tập trung vào giới thiệu bản sắc văn hóa độc đáo đã góp phần giúp tăng mạnh lượng khách du lịch đến với địa phương.

Những hoạt động sôi nổi và thành công của các địa phương cho thấy, điều quan trọng nhất để phát triển du lịch dựa vào hoạt động văn hóa trong thời đại ngày nay, lúc này không phải là ra sức phát triển ào ạt bằng mọi giá, đạt được doanh thu bằng mọi giá mà phải tạo một nền tảng xã hội vững chắc, lấy đó làm bệ đỡ, qua đó lan tỏa bản sắc văn hóa rất riêng của mỗi địa phương.

Sáng tạo trong cách hội nhập bằng văn hóa

Bản chất cuộc sống con người vốn dĩ đã tồn tại nhiều giá trị văn hóa không thể tách rời. Nhưng nếu chúng ta có tinh thần chia sẻ, hòa nhập những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng miền, địa phương với bạn bè quốc tế thì không những bản sắc riêng không mất đi mà sẽ còn phát triển hơn, lan tỏa hơn. Nói cho cùng, một giá trị văn hóa chỉ được thừa nhận bởi những người trong cộng đồng ấy nhưng hình ảnh và thông tin từ giá trị đó có thể nâng cao uy tín và tiếng tăm của địa phương và cao hơn là cả nước. Như ở Lai Châu đang thúc đẩy việc giới thiệu bản sắc văn hóa của tỉnh đến từ các sản phẩm du lịch độc đáo gần đây như du lịch trải nghiệm, khám phá, du lịch cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi, thể thao mạo hiểm… Những vị khách du lịch, vốn chỉ quen với cuộc sống đô thị ồn ào, đã thật sự thích thú khi được hòa mình vào cuộc sống của đồng bào vùng cao. Việc tổ chức giới thiệu thành công nét văn hóa vùng cao của Lai Châu đã đem văn hóa đặc sắc của Lai Châu vào trong lòng bạn bè quốc tế, vừa thể hiện sự trân trọng bản sắc, vừa chứng tỏ tinh thần hội nhập. Chứng kiến cảm giác thích thú của các vị khách đến từ phương Tây xa xôi khi khám phá các lễ hội của tỉnh như Lễ hội Nàng Hân của người Thái trắng, hay Lễ hội Xên Mường, Hạn Khuống…, người dân Lai Châu lại cảm thấy rất đỗi tự hào về sự hội nhập và lan tỏa tình cảm làm tăng thêm giá trị cho đời sống tinh thần của quê hương mình.

Quả vậy, văn hóa chính là sức mạnh vô hình liên kết con người với nhau. Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sức mạnh đó là điều kiện không thể thiếu để các vùng đất, hay rộng hơn là các quốc gia cùng hợp tác phát triển. Việc phát huy hết tiềm năng và lợi thế trong hội nhập kinh tế-xã hội cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào hội nhập văn hóa. Qua thời gian chưa lâu nhưng cũng không ngắn kể từ khi nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới, nhiều tỉnh, thành phố đã nỗ lực quảng bá được những sản phẩm văn hóa mang tính đặc trưng của mình đến với cả nước và ra quốc tế, lan tỏa sâu rộng, không bỏ sót, không ngủ quên trên chiến thắng. Đó là thành quả rất đáng khích lệ, được kết tinh từ công sức của cả hệ thống chính trị và sự chung tay góp sức của nhân dân toàn tỉnh, thành phố.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp đến, cũng là một sự kiện trọng đại mỗi năm chỉ có một lần và là cơ hội rất tốt để các địa phương của Việt Nam tăng cường phát triển du lịch từ các hoạt động giới thiệu văn hóa. Cũng cần phải tiếp tục khắc phục "điểm yếu” cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch; bỏ tư duy "ăn xổi”; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực ngành du lịch am hiểu làm văn hóa, có khả năng sáng tạo không ngừng, đủ đáp ứng vai trò và trách nhiệm to lớn về hội nhập văn hóa thông qua du lịch. Và quan trọng là phải giữ vững tinh thần tận tâm của tất cả các cấp, các sở, ngành cho đến đội ngũ làm du lịch để giữ vững nền móng, đã tạo đà phát triển cho du lịch trên nền tảng văn hóa.

Nếu chỉ đơn thuần xét về mặt kinh tế, việc một địa phương có hội nhập được với nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển năng động hay không là điều không hề đơn giản. Sự hội nhập ấy không được ghi nhận nếu chỉ tính trên sự lộng lẫy, hào nhoáng bên ngoài mà còn ở cách đối xử của địa phương với cuộc sống người dân, với các giá trị văn hóa, cũng như cách thức lan tỏa văn hóa với bạn bè quốc tế.

Theo Báo NDĐT

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục