Công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/2/2024 | 8:23:49 AM

Tối 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427 - 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái trao chứng nhận Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho cán bộ và nhân dân thành phố Bắc Giang.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái trao chứng nhận Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho cán bộ và nhân dân thành phố Bắc Giang.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái đã trao chứng nhận Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho cán bộ và nhân dân thành phố Bắc Giang.

Cách đây 597 năm, tại mảnh đất Xương Giang lịch sử đã diễn ra trận quyết chiến của nghĩa quân Lam Sơn, lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt 10 vạn quân Minh, buộc chủ tướng Vương Thông phải đầu hàng và rút quân về nước. Chiến thắng Xương Giang năm 1427 đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước ta, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. 

Chú thích ảnh

Màn trống khai hội. 

Để ăn mừng chiến thắng, năm 1428 sau khi lên ngôi, vua Lê Lợi đã mở hội khao quân, tuyên đọc "Đại cáo Bình Ngô”. Trong niềm vui chung đó, ở Kinh Bắc có trị sở là thành Xương Giang cũng được hưởng lộc và tổ chức lễ hội lớn để cáo tế trời đất ban phúc lộc cho nhân dân. Từ đó về sau, nhân dân vùng Xương Giang đều tổ chức lễ hội vào dịp đầu Xuân từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Đó cũng là dịp các làng quanh thành Xương Giang tổ chức hội làng truyền thống, nên nhân dân địa phương tổ chức rước lễ vật về thành Xương Giang làm lễ tế, mở hội ăn mừng chiến thắng. Từ đấy lễ hội mừng chiến thắng Xương Giang trở thành một lễ hội lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân cả vùng quanh thành Xương Giang. Không gian lễ hội không chỉ diễn ra ở khu vực quanh thành Xương Giang mà còn trải khắp các phường khác ở thành phố Bắc Giang.

Từ năm 1998 đến nay, Lễ hội Xương Giang hàng năm được tổ chức với quy mô cấp thành phố, ngay tại khu vực diễn ra trận chiến Xương Giang xưa để kỷ niệm sự kiện lịch sử, khẳng định tầm vóc, ý nghĩa, giá trị to lớn của Chiến thắng Xương Giang trong lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.   

Chú thích ảnh

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Chiến thắng Xương Giang - muôn thuở còn truyền”. 

Đọc diễn văn khai hội, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang Đặng Đình Hoan, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội nhấn mạnh: Địa điểm chiến thắng Xương Giang và Lễ hội Xương Giang đã hình thành, tạo dựng nên và mang những giá trị tiêu biểu đậm đà bản sắc văn hóa của vùng đất Kinh Bắc - Bắc Giang; cũng như đại diện cho văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Trước những chứng tích và giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia Địa điểm Chiến thắng Xương Giang; năm 2019 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang là Di tích quốc gia đặc biệt. 

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 3443/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội truyền thống Xương Giang, thành phố Bắc Giang vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội đầu tiên ở thành phố được vinh danh và là niềm tự hào to lớn đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Bắc Giang.

Chú thích ảnh

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Chiến thắng Xương Giang - muôn thuở còn truyền”. 

Sau phần lễ, đại biểu cùng toàn thể nhân dân được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Chiến thắng Xương Giang - muôn thuở còn truyền” gồm 3 phần: phần 1 "Xương Giang - Bản hùng ca vang mãi”; phần 2 "Bài ca đất nước” và phần 3 "Bắc Giang - niềm tin, khát vọng”.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục