Ứng xử và hành lễ văn minh chốn tâm linh

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/2/2024 | 2:32:35 PM

Những ngày đầu năm đón Xuân mới Giáp Thìn cũng mở đầu cho mùa lễ hội. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, đền, chùa, miếu, phủ nô nức người đến tham quan, vãn cảnh, du xuân.

Gần 300 thiếu nữ Mường mặc trang phục truyền thống mang theo gần 300 chiếc cồng vừa đi, vừa diễn tấu, hát múa. Ảnh tư liệu: Khiếu Tư/TTXVN
Gần 300 thiếu nữ Mường mặc trang phục truyền thống mang theo gần 300 chiếc cồng vừa đi, vừa diễn tấu, hát múa. Ảnh tư liệu: Khiếu Tư/TTXVN

Ảnh minh họa: NHẬT QUANG
Ảnh minh họa: NHẬT QUANG

Không chỉ thỏa ước nguyện tìm về chốn bình an, thanh tịnh, đó còn là nhu cầu của đông đảo nhân dân về tín ngưỡng, tâm linh, cầu xin các chư Phật, thánh thần những điều tốt lành trong năm mới, cầu phúc, cầu may, cầu tài, cầu lộc, cầu sự hanh thông, tiến triển trong công việc, sự nghiệp...

Cũng vì vậy, để bảo đảm tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ nhân dân, khách du xuân, hành hương theo quy định của pháp luật, một cách văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024, ngày 30/1, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện những nhiệm vụ nêu trên.

Công điện nhấn mạnh không để xảy ra các hoạt động mê tín, dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, trái với thuần phong mỹ tục hoặc lợi dụng hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, đồ vàng mã tràn lan gây tốn kém lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các địa điểm diễn ra lễ hội.

Tuy nhiên, trong những ngày sau Tết Nguyên đán vừa qua, ở không ít nơi vẫn còn tình trạng tổ chức lễ hội, cầu cúng khá lộn xộn, xô bồ cùng cung cách ứng xử, hành lễ chưa văn minh, chưa đẹp của những người đi lễ và khách du xuân. Ở một số địa phương, công tác quản lý vẫn chưa chặt chẽ, hiệu quả, khoa học. Ở không ít đền, chùa dù các ban quản lý đền, chùa, tổ chức lễ hội bố trí nhân viên túc trực ngày đêm, hướng dẫn khách thăm viếng, dùng loa thông báo liên tục, song việc thắp hương, đốt vàng mã quá nhiều ở một số nơi vẫn diễn ra.

Du xuân đến các đền, chùa, tham dự lễ hội với nhiều người là để cầu may, cầu tài lộc, sức khỏe..., với không ít người là hướng tới sự bình an, thanh thản và những điều hướng thiện. Mỗi người đều có cách thể hiện lòng thành kính của mình, nhưng dù ở đâu, trong bối cảnh nào cũng đều phải giữ gìn cách hành xử văn minh chốn công cộng.

Tình trạng đổi tiền lẻ, cắm nhang, nhét tiền vào cửa, cài lên cây cảnh, đồ vật, ban thờ vẫn tiếp diễn mà không được ngăn chặn, nhắc nhở. Tại nhiều điểm thờ tự, tổ chức lễ hội, việc bói toán, mê tín dị đoan tuy có giảm bớt, không còn công khai, song không hẳn chấm dứt. Tất cả những điều đó đã tạo nên hiện trạng khá phản cảm, lộn xộn, làm mất đi sự yên bình cần có, đồng thời gây nhiều phiền toái, bức xúc cho người đi lễ và khách hành hương.

Du xuân đến các đền, chùa, tham dự lễ hội với nhiều người là để cầu may, cầu tài lộc, sức khỏe..., với không ít người là hướng tới sự bình an, thanh thản và những điều hướng thiện. Mỗi người đều có cách thể hiện lòng thành kính của mình, nhưng dù ở đâu, trong bối cảnh nào cũng đều phải giữ gìn cách hành xử văn minh chốn công cộng.

Với nhiều người đi lễ đầu năm cầu may, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, liệu họ sẽ thật sự có được niềm tin về những điều đó không trong cảnh hành lễ xô bồ, cầu cúng như chộp giật chốn linh thiêng, không cho thấy sự thành tâm thật sự. Dường như có một cách hiểu lệch lạc về một nét đẹp văn hóa vốn có trong phát tâm công đức, góp phần tham gia tu bổ đền, chùa khi nó lại trở thành hình thức rải tiền lễ mà như một chức sắc tôn giáo đã gọi là kiểu khoán ước, trả tiền cầu xin, vay mượn, đút lót với chư Phật, thánh thần. Đáng chê trách nữa là việc hóa vàng mã chưa được ngăn chặn hiệu quả, gây lãng phí lớn, tổn hại cảnh quan, môi trường và sức khỏe mọi người.

Viếng thăm đền, chùa hay dự các lễ hội đầu năm phải xuất phát từ sự thành tâm, hiểu biết, đòi hỏi trang nghiêm, thành kính của mỗi người. Muốn việc thờ cúng ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có trật tự, an toàn và lành mạnh trước hết phải từ công tác, tuyên truyền, vận động, lan tỏa đến khách hành hương, du xuân về ý thức và trách nhiệm của họ nơi chốn linh thiêng.

Chúng ta cũng đã nói nhiều về các hiện tượng bói toán, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ, dâng sao giải hạn đầu năm..., nhưng tại sao nó vẫn tồn tại ở nơi này, nơi khác. Điều này có thể thấy từ chính trách nhiệm nêu gương của các chức sắc tôn giáo và những người quản lý điểm thờ tự. Những người này không được tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, đồng thời cần chủ động, tích cực tham gia tuyên truyền bài trừ mê tín.

Bên cạnh ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, của những người đi lễ, du xuân, cần sự chủ động vào cuộc, phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các cấp chính quyền, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt quy định của pháp luật trong việc tổ chức hoạt động phải bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

Cùng với đó là tăng cường phổ biến pháp luật, kiểm tra, giám sát, có biện pháp chế tài, xử lý những vi phạm ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Báo NDĐT

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục