Nghệ thuật hát bội Việt Nam được giới thiệu trên Google Arts & Culture
- Cập nhật: Thứ tư, 13/3/2024 | 3:35:46 PM
Nghệ thuật hát bội Việt Nam xuất hiện trên nền tảng Google Arts & Culture, trong một triển lãm giới thiệu các loại hình nghệ thuật có sử dụng mặt nạ.
Các nhân vật trong Dự án lưu trữ “Mô hình nhân vật trong nghệ thuật Hát bội Việt Nam”. Ảnh: Hiếu Văn Ngư
|
Tại triển lãm "Alternative Identities: Masks of ASEAN & Korea” vừa được tổ chức tại thành phố Busan (Hàn Quốc), nghệ thuật hát bội Việt Nam đã được giới thiệu và đăng tải lên nền tảng Google Arts & Culture.
Theo thông tin từ website Nghệ thuật và Nhân văn Hiếu Văn Ngư, triển lãm "Alternative Identities: Masks of ASEAN & Korea” do Trung tâm Mạng lưới và Thông tin quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương trực thuộc UNESCO và Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á tại Hàn Quốc đồng tổ chức.
Triển lãm gồm các nội dung liên quan đến các loại hình nghệ thuật có sử dụng mặt nạ ở Hàn Quốc và Đông Nam Á, trong đó có nghệ thuật hát bội Việt Nam.
Phần 1 của triển lãm giới thiệu nguồn gốc mặt nạ, giới thiệu các hình thức thực hành tín ngưỡng (shaman) và giải trí có sử dụng mặt nạ. Phần 2 nói về các truyền thuyết và mặt nạ Đông Nam Á qua các câu chuyện dân gian. Phần 3 giới thiệu hát bội Việt Nam như một hình thức diễn xướng có sử dụng kỹ thuật vẽ mặt (gần với mặt nạ). Phần 4 giới thiệu mặt nạ Philippines xuất hiện trong các lễ hội cùng các tác phẩm đương đại và phần 5 giới thiệu nghệ thuật Talchum Hàn Quốc.
Tất cả các nội dung trong triển lãm sau đó đã được số hóa và khách tham quan có thể thông qua phần mềm Google Art & Culture để thưởng thức các hình ảnh, thông tin triển lãm.
Google Arts & Culture là một nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động do Google phát triển nhằm cung cấp truy cập đến hình ảnh chất lượng cao của tác phẩm nghệ thuật và các triển lãm từ các bảo tàng và thư viện trên khắp thế giới.
Theo Báo NB &CL
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.