Công bố hệ thống tài liệu lưu trữ quốc gia về Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2024 | 5:14:01 PM

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chiến ở Việt Nam, ngày 5/4, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức giới thiệu các tài liệu lưu trữ quốc gia liên quan.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa: Xuân Tư/
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa: Xuân Tư/

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa cho biết, trong số tài liệu đang lưu giữ tại Trung tâm, khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Trong đó, khối tài liệu liên chiến dịch Điện Biên Phủ gồm một lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch; diễn biến và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch; quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ; dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch; công tác hậu cần chiến dịch; chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch…

Công bố hệ thống tài liệu lưu trữ quốc gia về Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ ảnh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Các tài liệu đã tái hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của Bác Hồ và Quân đội Nhân dân Việt Nam qua những quyết sách, chiến lược nhạy bén và sức mạnh đoàn kết của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc; cũng như vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ…

Khối tài liệu lưu trữ về Hội nghị Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954 gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới đối với Hội nghị Giơ-ne-vơ… Đặc biệt, có nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.

Công bố hệ thống tài liệu lưu trữ quốc gia về Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ ảnh 2

Phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ, tháng 7/1954. (Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga)

Về nguồn xuất xứ, tài liệu lưu trữ liên quan các sự kiện được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước thuộc các phông: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Ủy ban Hành chính Khu tự trị Tây Bắc, Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Tả Ngạn, Nha Giao thông, tài liệu ảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tài liệu ảnh phông Bộ Ngoại giao…

Cùng với đó là các tài liệu, tư liệu, sách, báo có nguồn gốc cá nhân thuộc các phông: Đặng Thai Mai; Đại tá Đại sứ Hà Văn Lâu… Ngoài ra, Trung tâm cũng tiếp nhận khối tài liệu từ Lưu trữ quốc gia Pháp, Lưu trữ Liên bang Nga…

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III khẳng định, những tài liệu, tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và về Hội nghị Giơ-ne-vơ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là minh chứng hết sức quan trọng góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, quân sự, ngoại giao... và về lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời có giá trị, ý nghĩa to lớn, góp phần thiết thực giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Thời gian qua, khối tài liệu này đã được chỉnh lý, sắp xếp khoa học và được bảo quản an toàn để phục vụ các nhu cầu khai thác của đông đảo công chúng. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cũng đã tổ chức phát huy giá trị khối tài liệu dưới nhiều hình thức: viết bài, trưng bày, triển lãm, xuất bản sách, xây dựng phim...

Công bố hệ thống tài liệu lưu trữ quốc gia về Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ ảnh 4

Các đại biểu tham quan trưng bày tài liệu lưu trữ về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Ngay trong khuôn khổ sự kiện, Trung tâm đã lựa chọn khoảng 200 tư liệu, hình ảnh, hiện vật trong số hàng ngàn tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ để trưng bày.

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhận định: Tài liệu lưu trữ gốc là tài liệu có giá trị nhất để trở về với sự kiện lịch sử. Trưng bày của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III không chỉ giới thiệu những tư liệu gốc về phía Việt Nam mà còn có những tư liệu liên quan từ Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp, Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga..., qua đó mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn để nhận diện chuẩn xác hơn về lịch sử.

Công bố hệ thống tài liệu lưu trữ quốc gia về Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ ảnh 5

Đại diện Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tặng các đại biểu khách mời Bộ sưu tập chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Được biết, thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, xuất bản sách.

Đặc biệt, Trung tâm cũng đang phối hợp Lưu trữ Quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm "Quan hệ Việt Nam-Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược” từ nguồn tài liệu của nhiều tổ chức, cơ quan.

Theo Báo NDĐT

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục