Hưởng ứng các hoạt động sôi nổi trong mùa Lễ hội hoa ban Điện Biên 2022 và hướng tới kỷ niệm 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022), sáng 13/3, tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Điện Biên phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm với chuyên đề “Theo dấu chân Đại tướng”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 507/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2022 do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2022 về việc tổ chức Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, từ ngày 7 đến 11/4 tới, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra tại thành phố Cần Thơ.
Các di sản văn hóa từ trước đến nay chủ yếu giao lưu, kết nối trong những câu lạc bộ cùng loại hình với nhau, hoặc trong các cuộc thi, hội diễn do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức.
Sáng 9/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - viết tiếp những ước mơ”; phát động nhắn tin ủng hộ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.
Ðể hoàn thiện Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau hai hội nghị, Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ hoàn thiện, khả thi hơn.
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Hội đồng sáng lập Nền tảng không gian số vì sức khỏe cộng đồng (CCH) tổ chức họp báo trực tuyến về cuộc thi quốc tế thiết kế logo cho nền tảng “Chương trình bảo dưỡng thân tâm thời Covid”. Chương trình được sự ủng hộ và bảo trợ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Theo dân gian, tháng đầu năm mới (âm lịch) thường được gọi là tháng ăn chơi. Đây là khoảng thời gian diễn ra phần lớn các lễ hội ở miền Bắc, tiêu biểu là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương,Phú Thọ.
Bà Ngoan đang quét đám hoa gạo rụng đầy ngoài cổng chợt nghe tiếng con dâu gọi, bà giật mình. Không biết có chuyện gì nữa. Từ khi dịch Covid - 19 tràn qua, hễ cứ nghe tiếng con dâu gọi là bà giật mình, tim đập thon thót, dù đang làm gì bà cũng bỏ dở chạy vào nhà.
Cách đây 78 năm, trái tim người cộng sản trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, Tô Hiệu ngừng đập tại Nhà tù Sơn La (7/3/1944). Hy sinh khi mới chỉ 32 tuổi, sự ra đi oanh liệt của đồng chí đã góp phần tô thắm lá cờ cách mạng, chuẩn bị cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 623/VHTTDL-TCDL báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”.
Bên cạnh dòng thời sự chủ lưu về dịch COVID-19, dường như chúng ta tưởng như ít quan tâm tới văn hóa đọc. Tuần qua cũng là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động liên quan tới văn hóa đọc.
Sau một thời gian dài đóng cửa do dịch COVID-19, Sân khấu Lệ Ngọc đã tái ngộ khán giả Thủ đô với một loạt đêm diễn ấn tượng tại Nhà hát Lớn Hà Nội với các vở diễn “Làm vua”, “Nước mắt của mẹ”, “Vụ án người đốt đền”; thu hút được một lượng khá đông khán giả đến xem.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 576/BTTTT-CXBIPH do Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn ký ngày 23/2 gửi các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 tới.
Trong 216 tác phẩm tham gia Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 có 70 tác phẩm văn xuôi, 91 tác phẩm thơ, 16 tác phẩm lý luận phê bình, 20 tác phẩm văn học dịch và 19 tác phẩm văn học thiếu nhi. Qua hai vòng sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức quyết định trao giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc, gồm: Tiểu thuyết “Một ví dụ xoàng” của Nguyễn Bình Phương (văn xuôi); Tập lý luận phê bình “Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa” của Trương Đăng Dung (lý luận-phê bình); Tiểu thuyết “Châu Phi nghìn trùng” của Isak Dinesen, bản dịch của Hà Thế Giang (văn học dịch); Tác phẩm “Mùa tiểu học cuối cùng” của cố nhà văn Lê Văn Nghĩa (văn học thiếu nhi). Riêng thể loại thơ không có tác phẩm được trao giải.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở vừa có văn bản gửi các Sở liên quan về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2022, trong đó đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền để người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh khi tham gia lễ hội.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhân dịp đầu xuân năm mới Nhâm Dần, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp với Hội Aurore - Ánh sáng và thành phố Arcueil tổ chức triển lãm về di sản văn hóa và nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại tòa thị chính thành phố, từ nay đến hết ngày 17/2.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý với đề xuất mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022.
Kể từ lần đầu tiên từ năm 2003 đến nay, có lẽ Ngày thơ Việt Nam 2022 mang tính “thích ứng” cao nhất, do được tổ chức trực tuyến hoặc trực tiếp một cách linh hoạt, tùy tình hình dịch bệnh của mỗi địa phương.
Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Dần 2022 do tỉnh Phú Thọ tổ chức có chủ đề: Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương.
Khi mỗi gia đình trở nên tiến bộ, văn minh hạnh phúc hơn thì các hành vi không đẹp, không chuẩn mực, các hành vi bạo lực gia đình sẽ ngày càng giảm dần, và đó chính là nền tảng để xây dựng cộng đồng hạnh phúc, đất nước phồn thịnh, ngày càng giàu mạnh, phát triển.
Sáng 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp bàn phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế - xã hội.