
Thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, những người làm nhiệm vụ “gác rừng” bên sườn Tây Yên Tử vẫn ngày đêm làm việc. Với họ, không có kỳ nghỉ Tết trọn vẹn, Tết cũng gắn với rừng.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030.

Chương trình “Mùa Xuân thắm tình hữu nghị” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18/1 tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bản Xiêng Vang, huyện Nọng Bôk, Khammouane, Lào.

Gia đình anh Ngô Xuân Văn, thôn Nội Xuân, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là một trong những hộ chăn nuôi ngựa (gồm nuôi ngựa và ngựa đỏ) với số lượng tương đối lớn ở địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu (gọi tắt là Công ty Toàn Cầu), phố Kim, xã Phượng Sơn, huện Lục Ngạn (Bắc Giang) khi được hỏi về ý nghĩa tên của doanh nghiệp (DN). Chứng kiến những “bước đi” của DN trong những năm qua mới thấy lời anh Hưng nói không phải chỉ là câu chuyện trên “bàn trà”.

Với tình yêu chiếc xe rùa (có nơi gọi là xe cút kít), một cựu chiến binh ở Bắc Giang đã ngày đêm say mê nghiên cứu, cải tiến và sản xuất ra những xe phục vụ bà con nông dân. Bất ngờ hơn, những chiếc xe rùa "Made in Việt Nam" này đã và đang vươn ra biển lớn, xuất khẩu sang Mỹ, Australia với giá trị đạt gần 2 triệu USD một năm.

Đáp ứng nhu cầu khách hàng mua bưởi đỏ thờ Tết, nhiều năm qua, hộ anh Lê Thế Long, thôn Bình Giang, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) trồng, chăm sóc bưởi để có sản phẩm bán dịp Tết.

Ngày 29/12, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Xung đột Nga - Ukraine khiến nhu cầu viên nén gỗ làm nhiên liệu sản xuất và sưởi tăng cao. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng trong nước cũng như Bắc Giang thuận lợi. Hoạt động chế biến gỗ rừng trồng và viên nén nhiên liệu (viên nén gỗ) cũng sôi động hơn.

Hà Nội phấn đấu năm 2023 sẽ phát triển thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP nhằm thúc đẩy sản xuất khu vực nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

Ngày 27/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC, Hiệp hội nước mắm truyền thống, Trung tâm Bảo tồn văn hóa ẩm thực cùng phối hợp tổ chức lễ hội “Tết Xanh quà Việt-Xuân Quý Mão 2023”.

Sau một năm triển khai “Đề án phát triển tự động hóa trong nuôi thủy sản thâm canh tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025”, nhiều hộ nông dân đã thu được kết quả cao trên một đơn vị diện tích.

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) và các cơ quan chuyên môn đã quan tâm phát triển sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Từ chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, thực hiện truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, đưa thành quả lao động lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Nhờ đó, sản phẩm được người dân tin dùng, từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Nối tiếp chủ đề về bảo đảm an toàn thực phẩm từ gốc, bài viết đề cập đến giải pháp căn cơ, gốc rễ là xây dựng một hệ thống minh bạch về sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn đúng nghĩa.

Tiếp nối thành công từ các năm trước, Giải thưởng báo chí Khoa học và Công nghệ năm 2021 tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, Ban tổ chức đã nhận được gần 500 tác phẩm/nhóm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Thời điểm này, nông dân ở các vùng trồng hoa trong tỉnh Bắc Giang đang tất bật chăm sóc các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Trồng rừng sản xuất phát triển ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) từ hàng chục năm nay. Các khâu: Trồng, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đem lại thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống người trồng rừng.

Chiều 19/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính-ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Tới dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện một số bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng lãnh đạo một số sở, ngành.

Chiều 19/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính-ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Tới dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện một số bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng lãnh đạo một số sở, ngành.

Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính kết nối internet để vận hành, kiểm soát tự động quá trình chăm sóc, phát triển đàn vật nuôi đang trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp (DN), hộ gia đình trong tỉnh Bắc Giang. Nhờ thay đổi tư duy, cách làm, nhiều mô hình tự động hóa được hình thành, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Năm 2022, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất luôn ở mức cao; thị trường quốc tế diễn biến phức tạp bởi tác động của xung đột Nga-Ukraine; chính sách của một số nước bảo vệ sản xuất trong nước; hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu được dựng lên ngày càng nhiều... Tuy nhiên, vượt qua các thách thức đó, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, là điểm sáng của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

Để khẳng định vị thế hàng Việt, các làng nghề cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; tập trung phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao.

Sáng 14/12, Công ty TNHH một thành viên (MTV) Quế Lâm Phương Bắc phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá mô hình sản xuất bưởi ngọt Lục Ngạn theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón Quế Lâm tại xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).